Giải pháp về quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng viên chức văn thư, lưu trữ

Một phần của tài liệu De cuong nang luc cong chuc lam cong tac van thu luu tru 2 (Trang 25 - 29)

3.2.1.2. Hoàn thiện hệ thống ngạch bậc và các tiêu chuẩn nghiệp vụ, chức danh của viên chức văn thư, lưu trữ

3.2.1.3. Cải cách tiền lương và các chế độ đãi ngộ đối với viên chức văn thư, lưu trữ

3.2.2. Giải pháp về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức chức

văn thư, lưu trữ

3.2.2.1. Tuyển dụng và sử dụng viên chức văn thư, lưu trữ 3.2.2.2. Đổi mới công tác quản lý viên chức văn thư, lưu trữ

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng và hiệu quả công việc của viên chức văn thư, lưu trữ

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp

viên chức văn thư, lưu trữ

3.2.3. Giải pháp về quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng viên chức văn thư, lưu trữ chức văn thư, lưu trữ

3.2.3.1. Quy hoạch viên chức văn thư, lưu trữ

3.2.3.2. Đào tạo và bồi dưỡng viên chức văn thư, lưu trữ

KẾT LUẬN

Văn thư, lưu trữ là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động của mỗi cơ quan, tổ chức. Để đưa công tác này đi vào nề nếp và đạt được những bước tiến dài, đòi hỏi phải xây dựng được đội ngũ cán bộ tương xứng, có đầy đủ bản lĩnh chính trị, trình độ, phẩm chất, năng lực,…để đáp ứng ngang tầm nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới. Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy việc nâng cao năng lực của viên chức văn thư, lưu trữ là việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, qua khảo sát hiện nay viên chức văn thư,

lưu trữ tại tỉnh Lâm Đồng còn yếu về năng lực, kinh nghiệm thực tiễn; chưa chủ động, tinh thần phối hợp trong giải quyết công việc còn tồn tại trong một bộ phận viên chức văn thư, lưu trữ.

Do đó, viên chức văn thư, lưu trữ tại tỉnh Lâm Đồng cần phải có sự thay đổi tích cực theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại hóa; có đủ năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ. Để đáp ứng các yêu cầu này thì không thể quan niệm về năng lực viên chức văn thư, lưu trữ một cách chung chung mà phải có những tiêu chuẩn để xác định một cách cụ thể, gồm: trình độ kiến thức cơ bản, kỹ năng nghề nghiệp, kinh nghiệm công tác, tác phong và sức khỏe và các kỹ năng, yếu tố khác.

Trong luận văn này, tác giả mạnh dạn đề cập những vấn đề mang tính khái quát về viên chức văn thư, lưu trữ và năng lực của họ; phân tích thực trạng năng lực của họ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng để tìm ra những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế về năng lực của lực lượng viên chức này. Từ đó, đưa ra những giải pháp nâng cao năng lực viên chức văn thư, lưu trữ như: hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống ngạch bậc, tiêu chuẩn nghiệp vụ chức danh văn thư, lưu trữ; cải cách tiền lương và các chế độ đãi ngộ; tuyển dụng, sử dụng; đổi mới công tác quản lý; xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho viên chức văn thư, lưu trữ. Các giải pháp đưa ra chỉ có thể đem lại hiệu quả trên thực tế nếu chúng được thực hiện một cách đồng bộ và nhận được sự đồng lòng nhất trí, sự nỗ lực thực hiện của tất cả các ngành, các cấp, các cá nhân có liên quan. Khi áp dụng các giải pháp vào thực tiễn chúng ta phải luôn mềm dẻo, vận dụng cho phù hợp, đồng thời phải tiếp tục nghiên cứu để kịp thời bổ sung, giải quyết những phát sinh trong thực tế./.

Một phần của tài liệu De cuong nang luc cong chuc lam cong tac van thu luu tru 2 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w