Chương 3 của luận văn đưa ra các định hướng của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam- Chi nhánh Kon Tum và định
hướng của VCB – Kon Tum trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay KHCN có TSĐB tại đây đến năm 2025.
Sau đó, từ thực trạng cung cấp chất lượng dịch vụ cho vay KHCN có TSĐB qua kết quả phân tích, các kết quả số liệu xử lý đạt được trong chương 2, luận văn đã đưa ra một số giải pháp cụ thể để VCB – Kon Tum nâng cao chất lượng dịch vụ của mình .
KẾT LUẬN
Với mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu luận cứ khoa học để xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho hệ thống giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay KHCN có TSĐB tại VCB – Kon Tum, luận văn đã hoàn thành và đạt được mục tiêu, trả lời các câu hỏi nghiên cứu như sau:
Một là, đưa ra cơ sở luận về chất lượng dịch vụ, quản trị chất lượng dịch vụ. Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về chất lượng dịch vụ, quản trị chất lượng dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Hai là, luận văn đã đề xuất mô hình SERPERT và hiệu chỉnh bảng câu hỏi để đánh giá chất lượng dịch vụ cho vay KHCN có TSĐB tại VCB – Kon Tum. Kết quả nghiên cứu và phân tích cho thấy, CLDV cho vay KHCN có TSĐB chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi các nhân tố là tin cậy; sự đáp ứng ; sự chu đáo; năng lực phục vụ; phương tiện hữu hình và thông qua việc đánh giá cách nhân tố này để đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ của VCB – Kon Tum.
Ba là, tác giả đã xây dựng hệ thống giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay KHCN có TSĐB tại VCB – Kon Tum.
Bên cạnh những đóng góp đó, luận án vẫn còn những hạn chế như: phạm vi nghiên cứu khá mới và phạm vi nghiên cứu chỉ trong VCB – Kon Tum.