Việc rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 3, đòi hỏi giáo viên phải đầu tư thời gian, kiên trì, chú tâm nhắc nhở hướng dẫn các em thực hiện hành vi đúng, sửa chữa uốn nắn những hành vi chưa chuẩn. Giáo viên cần chú ý từng việc làm, cử chỉ, lời nói của các em ở mọi lúc, mọi nơi, ở trường, ở nhà để các em ghi nhớ và thực hiện theo hành vi đúng để trở thành thói quen đạo đức tốt cho các em.
Đối với học sinh yếu, học sinh cá biệt : Giáo viên không nên dùng chung một
phương pháp dạy. Khi cho các học sinh tìm hiểu bài, giáo viên cần quan tâm và đưa ra các câu hỏi dễ cho các em phát biểu, sau khi đó giáo viên cần nhận xét và tuyên dương các em đã phát biểu được. Đây cũng là nguồn cổ vũ cho tinh thần học tập của các em.
Nhờ sử dụng nhiều hình thức, khen ngợi, tuyên dương, tổ chức các hoạt động và trò chơi nhằm khắc sâu bài học. Từ đó trong giờ học đạo đức của lớp tôi luôn luôn sôi nổi, đầy hứng thú và các em cũng đã say mê trong học tập, tiếp thu bài nhanh và hiệu quả.
Tóm lại: Tất cả các việc làm trên đều nhằm đạt tới một mục đích cuối cùng là:
Sau khi học xong mỗi tiết đạo đức các em sẽ thể hiện các kĩ năng cơ bản đã học, biết ứng xử tốt nhất các mối quan hệ với bản thân, gia đình, nhà trường,…. Các em nắm vững các chuẩn mực hành vi, đạo đức, biết thực hành vận dụng các kĩ năng sống cơ bản hằng ngày để những kĩ năng, hành vi đạo đức đó trở thành phẩm chất đạo đức của người học sinh trong gia đình, nhà trường và xã hội.
Ví dụ: Việc giáo dục học sinh lớp 3 thông qua các bài đạo đức vừa là nhiệm vụ vừa là mục tiêu giáo dục ở tiểu học. Vì vậy tôi xin minh họa một tiết dạy đạo đức, thông qua bài: “Quan tâm, chăm sóc ông bà , cha mẹ, anh chị em”.
ĐẠO ĐỨC
QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM (GDKNS)
I/Mục tiêu:
- Biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm, chăm sóc những người trong gia đình. Biết được vì sao mọi người thân trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
- Học sinh thực hiện quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình. Biết được bổn phận của trẻ em là phải quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình bằng những việc làm phù hợp. GDKNS, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng thể hiện sự cảm thông, kĩ năng
đảm nhận trách nhiệm.
- Học sinh yêu quý, quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình bằng lời nói, việc làm cụ thể, phù hợp với tình huống.
II/Chuẩn bị:
- Vở bài tập đạo đức.
- Các phiếu thảo luận nhóm.
- Các bài thơ bài hát, câu chuyện về chủ đề gia đình. - Truyện “ Bó hoa đẹp nhất”
- Tranh minh hoa truyện “ Bó hoa đẹp nhất” - Một số đồ dùng phục vụ đóng vai.
- Các tấm bìa màu xanh, màu đỏ, màu vàng.
III/Các hoạt động day – học:
Hoạt động của GV Hoạt động của
HS
1) Kiểm tra bài cũ: Tự làm lấy việc của mình. - Em hãy kể những việc mà em tự làm lấy ở nhà?
- Tự làm lấy công việc của mình giúp các em thế nào?
- GV nhận xét – tuyên dương. - GV nhận xét bài cũ.
2) Bài mới:
a/Khám phá: *Khởi động :
Cho học sinh hát tập thể bài: “Cả nhà thương nhau”, nhạc và lời Phan Văn Minh.
GV đặt câu hỏi.
+ Các em vừa hát bài gì?
+ Nội dung bài hát nói lên điều gì?
Giáo viên dẫn vào bài: Bài hát nói về tình cảm giữa cha mẹ, và các con trong gia đình. Vậy chúng ta cần phải đối xử với những người thân trong gia đình như thế nào? Trong tiết đạo đức hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu điều đó. Qua bài đạo đức : “Quan tâm, chăm sóc, ông bà, cha mẹ, anh chị em”.
b/Kết nối:
v Hoạt động 1: HS kể về sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ dành cho mình.
động não. Hình thức: nhóm đôi, cả lớp). GV nêu câu hỏi:
+Gia đình em gồm những ai? Yêu cầu các em thảo luận nhóm.
Kể cho nhau nghe về những việc mình đã được ông bà, cha mẹ, anh chị em chăm sóc như thế nào?
- Mời 1 số học sinh lên kể trước lớp. - Thảo luận cả lớp.
Em nghĩ gì về tình cảm và sự chăm sóc mà mọi người trong gia đình đã dành cho em?
Đối với những người nhỏ phải sống thiếu tình cảm và sự chăm sóc của cha mẹ thì sao?
* GV nhận xét và chốt lại:
Mỗi người chúng ta đều có một gia đình và được ông bà, cha mẹ, anh chị em thương yêu, quan tâm, chăm sóc. Đó là quyền mà mọi trẻ em được
hưởng… v Hoạt động 2: Kể chuyện “ Bó hoa đẹp nhất”.
+Mục tiêu: HS biết phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.
+Cách tiến hành: (Phương pháp: thảo luận, kể chuyện. Hình thức nhóm 5)
GV kể chuyện: “Bó hoa đẹp nhất” (có sử dụng tranh minh họa).
Yêu cầu các nhóm thảo luận và ghi giấy khổ lớn theo gợi ý sau.
GV kết luận: Con cháu có bổn phận quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ và những người thân trong gia đình.
Sự quan tâm, chăm sóc của các em sẽ mang lại niềm vui hạnh phúc cho ông bà, cha mẹ và mọi người trong gia đình.
v Hoạt động 3: Đánh giá hành vi.
Mục tiêu: HS biết đồng tình với những hành vi, việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông
bà, cha mẹ, anh chị em. +Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, HS mở vở bài tập đạo đức.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận nhận xét cách ứng xử của các bạn trong các tình huống đó.
- GV mời đại diện nhóm trình bày.
Yêu cầu HS liên hệ các việc làm của các bạn Hương, Phong, Hồng với bản thân?
GV kết luận: Các bạn Hương, Phong, Hồng là thể hiện tình thương yêu và sự quan tâm, chăm sóc ông bà, đến em nhỏ.
Việc làm của các bạn: Sâm, Linh là chưa quan tâm đến bà, đến em nhỏ.
Hoạt động nối tiếp:
c/Thực hành:
vHoạt động 1: Xử lí tình huống và đóng vai. +Mục tiêu: HS biết thể hiện sự quan tâm, chăm sóc những người thân trong những tình huống cụ thể.
+Cách tiến hành: (Phương pháp: thảo luận đóng vai. Hình thức nhóm 4)
GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận hai tình huống sau:
*Tình huống 1: Lan ngồi học trong nhà thì thấy em bé đang chơi trò chơi nguy hiểm ở sân (như trèo cây, nghịch lửa,..)
Nếu em là bạn Lan em sẽ làm gì?
*Tình huống 2: Ông của Huy có thói quen đọc báo hằng ngày. Nhưng hôm nay ông bị đau mắt nên không đọc báo được.
Nếu em là Huy, em sẽ làm gì? Vì sao?
cách đóng vai.
-Mời các nhóm lên đóng vai xử lí. - Thảo luận cả lớp:
Theo em nhóm nào thể hiện thương ông nhất. Em nghĩ gì khi người cháu quan tâm đến ông?
Gv chốt ý:
*Tình huống 1: Lan cần chạy ra khuyên ngăn em không được chơi nghịch trò chơi nguy hiểm.
*Tình huống 2: Huy nên dành thời gian đọc báo cho ông nghe. Từ các tình huống trên giúp
các em rèn năng, biết mỗi người chúng ta điều có trách nhiệm chăm sóc người thân trong những việc vừa sức..
vHoạt động 2: Bày tỏ ý kiến.
+ Mục tiêu: Củng cố để học sinh hiểu các quyền trẻ em có liên quan đến chủ đề bài học. +Cách tiến hành: Phương pháp đánh giá, tự đánh giá. Hình thức hoạt động cả lớp.
Gv lần lượt đưa từng ý kiến:
thương, quan tâm, chăm sóc.
b) Chỉ có trẻ em mới cần được quan tâm, chăm sóc.
c) Trẻ em có bổn phận phải quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
+ Các em đã được ông bà, cha mẹ thương yêu, chăm sóc như thế nào?
Yêu cầu HS bày tỏ bằng cách giơ thẻ màu. + Thẻ màu đỏ: tán thành
+Thẻ màu vàng: không tán thành + Thẻ màu trắng: lưỡng lự.
Vì sao em tán thành ( không tán thành) ý kiến đó.
Em đã được ông bà, cha mẹ thương yêu chăm sóc như thế nào?