Duon g đường b.Khoảng cách

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 2 (Trang 31 - 34)

b.Khoảng cách

* Quy định về khoảng cách

+ Khoảng cách giữa hai chữ là một đơn vị đây là khoảng cách cố định không thay đổi. Khi có dấu câu thì khoảng cách được tính từ vị trí đặt dấu câu.

+ Khoảng cách giữa các con chữ không cố định mà thay đổi tùy theo nét chữ (từ 1/3 đến 3/4 đơn vị) thông thường tương đương với việc cộng các nét móc, nét hất giữa hai con chữ. Một số trường hợp khi viết ta nên điều chỉnh khoảng cách cho phù hợp, đảm bảo tính thẩm mĩ.

c. Dấu chữ, dấu thanh

*Tên gọi: Thống nhất dấu chữ gọi theo tên của chữ. Có sáu thanh hiệu nhưng biểu thị năm dấu thanh: huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng.

* Kích thước: Dấu thanh bằng 1/2 đơn vị chữ, nằm trong ô 1/4 đơn vị.

*Vị trí: Dấu thanh đánh vào âm chính của vần và không vượt quá đơn vị chữ (li) thứ hai. Nếu có dấu mũ thì các dấu thanh nằm bên phải dấu mũ.

*Quy tắc đặt dấu thanh.

Với các âm tiết có âm chính là nguyên âm đơn: Đặt dấu thanh vào vị trí của chữ cái ghi âm chính đó. Ví dụ: á, tã, nhà, nhãn, gánh, ngáng...

Với các âm tiết có âm đệm được biểu diễn bằng ‘‘ o,u ’’ có âm chính là nguyên âm đơn thì cũng đặt dấu thanh vào vị trí chữ cái ghi âm chính. Ví dụ: hòa, hòe, quà, quờ, thủy, ngụy, hoàn, quét, quát, quỵt, xuýt...

Với các âm tiết có âm chính là nguyên âm đôi:

Nếu là âm tiết có nguyên âm đôi được viết là: ‘‘ iê, yê, uô, ươ ’’ ; Có âm cuối được viết bằng: ‘‘ p, t, c, ch, m, n, ng, nh, o, u, i’’ thì đặt dấu thanh vào con chữ thứ hai. Ví dụ: yếu, uốn, ườn, tiến, chuyến, muốn, mượn, thiện, thuông, người, viếng, muống, cường...

Nếu là âm tiết có nguyên âm đôi được viết là ‘‘ia, ya, ua, ưa’’ không có âm cuối thì đặt dấu vào vị trí chữ cái thứ nhất. Ví dụ: tỉa, tủa, cứa, khứa...

Với ‘‘ia’’ có “g” thì đặt vào ‘‘a’’, không có g thì đặt vào ‘‘ i ’’ ( bịa, chìa, tía...). Với ‘‘ua’’ có ‘‘q’’ thì đặt vào ‘‘a’’ ( quán, quà, quạ...), không có ‘‘q’’ thì đặt vào ‘‘u’’ (túa, múa,chùa,...)

2.4. Sáng tạo mẫu chữ và trình bày bài viêt:

Có rất nhiều mẫu chữ, nhiều kiểu viết khác nhau khi viết giáo viên yêu cầu học sinh phải tuân theo quy tắc sau:

- Trên cơ sở mẫu chữ chuẩn ta giữ nguyên các nét cơ bản chỉ thêm vào những nét phụ tạo sự mềm mại cách điệu cho chữ. Không thêm quá nhiều nét làm biến dạng khiến người đọc không nhận ra chữ.

Sau đây là một vài kiểu chữ sáng tạo

3.1 Kĩ năng cơ bản khi viết bảng

Khác với kĩ năng viết trên giấy, khi thực hành viết bảng thì mặt phẳng viết, tư thế viết, cách cầm phấn và cử động của tay đều thay đổi. Bởi vậy ta cần chú ý một số điểm sau.

- Tư thế đứng: Khi viết bảng cần đứng nghiêng người để quan sát lớp và người học quan sát lớp được nhiều nhất. Khoảng cách từ vị trí đứng tới bảng từ 30cm đến 40cm.

- Cầm phấn bằng 3 đầu ngón tay, ngón cái phía dưới, ngón trỏ và ngón giữa phía trên. Viên phấn hướng xuống dưới tạo với mặt bảng một góc 45 độ, tay cầm phấn ngang với tầm mắt và dưới dòng đang viết, không tì tay vào bảng

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 2 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w