4.1. NHIỆM VỤ VÀ PHÂN LOẠI THIẾT KẾ
Công tác thiết kế có tác dụng quyết định đến: Chất lượng công trình
Quá trình thi công xây dựng Quá trình phục vụ công trình Tuổi thọ công trình
Tác dụng và hiệu quả kinh tê của công trình
Chất lượng SP đối với nhà máy chê biên thực phẩm, công nghe sinh học Do vậy nhà thiết kế cần:
Nắm vững những yêu câu cơ bản và tổng hợp về công tác thiết kế
Nắm vững Kiến thức về công nghệ và hiểu biết về kỹ thuật xây dựng, thi công, an toàn lao động, vệ sinh xí nghiệp, kinh tế tổ chức …
Nắm vững và bám sát nhiệm vụ thiết kế trong suôt quá trình thiết kế.
4.1.1. Nhiệm vụ thiết kế
Những quy định cụ thể cho nhiệm vụ thiết kế Lý do hoặc cơ sở thiết kế
Địa phương và địa điểm xây dựng
Công suất và sản phẩm do nhà máy sản xuất, có thể ghi theo giá trị tổng sản lượng
Nguồn cung cấp nguyên liệu, điện, nước và nhiên liệu Nội dung cụ thể phải thiết kế
Thời gian và các giai đoạn thiết kế
4.1.2 Phân loại:
4.1.2.1 Thiết kế cải tạo (mở rộng và sửa chữa:
Sửa chữa hay mở rộng công suất cho một nhà máy hay một bản thiết kế đã có sẵn,
Cải tiến nhà máy, tăng thêm hoặc thay đổi cơ cấu, tỉ lệ mặt hàng, thay đổi về công nghệ
25 | P a g e
Tiến hành:
Thu thập số liệu
Tôn trọng tận dụng những công trình, những chi tiết của thiết kế và cơ sở cũ Phân tích sự thay đổi của chương trình sản xuất.
Nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại.
Đưa ra phương án cải tạo hợp lý: tận dụng tối đa năng lực sản xuất hiện có, loại trừ hạn chế của quátrình sản xuất.
Ưu điểm: không cần vốn đầu tư lớn nhưng có khả năng mang lại hiệu quả cao
4.1.2.2 Thiết kế mới
Theo quy hoạch phát triển kinh tế của nhà nước / địa phương
Phải đáp ứng tối đa những điều kiện của địa phương như tình hình khí hậu, đất đai, giao thông vận tải, nguồn cung cấp NVL, điện nước, nhân lực
Đầu đề thiết kế thường gắn liền với tên cụ thể của địa phương, Ví dụ: Công ty CP bia nước giải khát Cần thơ.
Phân tích các tài liệu ban đầu về sản phẩm - Sản lượng
- Phương án công nghệ. - Tổ chức sản xuất. - Đinh mức lao động
- Thời hạn đưa công trình vào hoạt động - Để ra phương án thiết kế hợp lý nhất.
Thiết kế mới mang tính chất hệ thống, hoàn chỉnh, phản ứng kịp thời với những thành tựu và giải pháp tiên tiến về kỹ thuật và công nghệ
Nhìn chung khi thiết kế nhà máy cần quan tâm:
Chương trình sản xuất
Qui trình công nghệ chế tạo sản phẩm
Qui hoạch tổng mặt bằng và các mặt bằng bộ phận
Phương tiện vận chuyển, kho tàng, vật tư kỹ thuật; để đảm bảo cho quá trình
sản xuất đạt hiệu quả cao, tương ứng với trình độ phát triển khoa học kỹ thuật về mặt kỹ thuật sản xuất và tổ chức sản xuất
26 | P a g e
Loại này dựa trên những điều kiện chung nhất, những giả thiết chung.
Nó có thể xây dựng bất kỳ ở địa phương hay địa điểm nào trong phạm vi quốc gia. Tùy địa điểm cần chú ý: cấp thoát nước, nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu,…kết cấu nền móng phù hợp với địa chất, mạch nước ngầm, tải trọng gió
4.2 TỔ CHỨC CÔNG TÁC THIẾT KẾ
Thiết kế nhà máy là công việc tổng hợp và phức tạp. Cộng tác chặt chẽ
- Chuyên gia khoa học kỹ thuật
- Quản lý kinh tế-kỹ thuật thuộc nhiều chuyên môn khác nhau trong từng giai đoạn thiết kế.
Phải có một chủ nhiệm công trình quản lý và điều hành. - Có trình độ chuyên môn về lĩnh vực sản xuất
- Ít nhất phải có một kỹ sư chuyên ngành (nhà máy cơ khí- kỹ sư cơ khí , nhà máy điện - kỹ sư điện có khả năng tổ chức, điều hành tập thể thiết kế đạt hiệu quả tốt nhằm đảm bảo chất lượng và thời hạn thiết kế công trình.
Khi thiết kế nhà máy cần phải tuân thủ mọi pháp lệnh và quy định về quản lý kinh tế xã hội của nhà nước
- Luật tổ chức doanh nghiệp - Luật đầu tư, luật lao động - Luật đất đai
- Luật bảo vệ tài nguyên và môi trường....
4.3 CÁC GIAI ĐOẠN THIẾT KẾ
GĐ1. Khảo sát kỹ thuật bao gồm Khảo sát cơ sở kinh tế (Thời vụ, nguyên liệu, tỉ lệ xuất nhập khẩu,…và Khảo sát cơ sở kỹ thuật (Các bản vẽ, các số liệu về nguồn nước, NVL, vận chuyển, nhân lực,…)
Gđ 2.Thiết kế kỹ thuật: Thiết kế sơ bộ và thiết kế kỹ thuật
4.3.1 Nội dung kinh tế:
1-Xác định chương trình sản xuất gồm: chủng
loại sản phẩm, sản lượng, thời hạn tồn tại, giá thành ước tính theo khả năng cạnh tranh trên thị trường... trên cơ sở hoạt động tiếp cận thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước (marketting)
27 | P a g e
2-Tìm hiểu và dự tính nguồn cung cấp các nhu cầu cho quá trình sản xuất của công trình (nguyên vật liệu chính và phụ, nhiên liệu, hơi , nước, điện, lao động...)
3-Phối hợp các cơ quan chức năng để điều tra, khảo sát, lựa chọn địa điểm xây dựng công trình.
4-Xác định quy mô, cấu trúc của công trình (lớn, vừa,nhỏ).
5-Lập kế hoạch dự kiến khả năng mở rộng và phát triển nhà máy sau này. 6-Lập phương án liên doanh, liên kết sản xuất với các xí nghiệp.
7-Giải quyết vấn đề cung cấp vốn đầu tư, thiết bị, vật liệu xây dựng... Trên cơ sở phối hợp trách nhiệm với các cơ quan có liên quan và phía đối tác xây dựng công trình.
8-Nghiên cứu, lập phương án giải quyết vấn đề đời sống, sinh hoạt, văn hoá, phúc lợi xã hội đối với lực lượng lao động trong nhà máy.
4.3.2 Nội dung kỹ thuật
1-Thiết kế các quá trình công nghệ và dây chuyền sản xuất.Ví dụ quy trình chế tạo sản phẩm cơ khí:
chế tạo phôi, gia công cơ, nhiệt, kiểm tra chất lượng, lắp ráp, bảo quản, bao gói.. theo chương trình của nhà máy thiết kế là trọng tâm kỹ thuật rất quan trọng và phức tạp.
2-Xác định thời gian cần thiết để chế tạo một sản phẩm và toàn bộ sản lượng. 3-Tính toán, xác định số lượng, chủng loại trang thiết bị và dụng cụ công nghệ
cần thiết ứng với các công đoạn, phân xưởng sản xuất. (ví dụ phân xưởng sản xuất cơ khí : chế tạo phôi, gia công, nhiệt luyên, lắp ráp, kiểm tra...)
4-Xác định bậc thợ và số lượng công nhân sản xuất, số lượng kỹ thuật viên, lực lượng quản lý và phục vụ sản xuất.
5-Xác định khối lượng và giải pháp cung cấp phôi liệu, nhiên liệu, năng lượng, nước... Cho các công đoạn và phân xưởng sản xuất.
6-Lập sơ đồ vận chuyển, xác định phương tiện vận chuyển trong từng phân xưởng, bộ phận sản xuất và toàn nhà máy.
7-Giải quyết các vấn đề vệ sinh kỹ thuật, môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, đảm bảo điều kiện thông gió, chiếu sang và môi trường làm việc
28 | P a g e
thích hợp, bố trí thao tác và chỗ làm việc khoa học để lao động với chất lượng và năng suất cao nhất.
8-Xác định nhu cầu về diện tích, bố trí hợp lý mặt bằng sản xuất các phân xưởng, bộ phận và tổng mặt bằng nhà máy.
9-Xác định kết cấu kiến trúc nhà xưởng cho các hạng mục công trình
4.4. YÊU CẦU CỦA BẢN THIẾT KẾ:
4.4.1. Hình thức:
Tất cả các phần rõ ràng, chính xác nhằm thuận lợi cho việc sử dụng về sau. Các đơn vị, ký hiệu phải tuân theo quy chuẩn hay các quy ước hiện hành. Các
ký hiệu tự chọn phải nhất quán trong toàn bản thiết kế.
Thuyết minh cần ngắn gọn, rõ ràng, cho phép minh hoạ bằng những đồ thị, biểu đồ, bản thống kê.
Khổ giấy đúng quy định.
4.4.2. Các quy định và ký hiệu: 4.4.2.1 Khổ giấy vẽ: 4.4.2.1 Khổ giấy vẽ:
Trong thiết kế nên dùng cỡ giấy A 0, A 1, hoặc A 1 mở rộng. Trường hợp cần vẽ các bản vẽ lớn (mặt bằng nhà máy, sơ đồ đường ống..) cho phép tăng một chiều của giấy lên gấp 2-2,5 lần, trong khi giữ nguyên chiều kia.
4.4.2.2 Tỉ lệ hình vẽ: Tăng: 2/1; 5/1; 10/1. Ký hiệu: M2:1;… Tăng: 2/1; 5/1; 10/1. Ký hiệu: M2:1;… Giảm: 1/2; 1/2,5; 1/5; 1/10; 1/20; 1/25; 1/50; 1/100; 1/200; 1/500; 1/1000; Ký hiệu: M 1:2;… Cũng có thể cho phép dùng tỉ lệ: 1/4; 1/15; 1/40; 1/75. Một số ví dụ về quy trình sản xuất
29 | P a g e