Khái quát tình hình ban hành cơ chế, chính sách huy động và sử dụng có hiệu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu cơ chế, chính sách huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở việt nam (Trang 30)

3. Kết cấu luận văn

1.2.3. Khái quát tình hình ban hành cơ chế, chính sách huy động và sử dụng có hiệu

có hiệu quả nguồn lực tài chính ở Việt Nam

1.2.3.1 Tình hình ban hành cơ chế, chính sách tài chính trong những năm qua

22

Việt Nam đã thay đổi nhận thức về vấn đề biến đổi khí hậu. Hiện nay, biến đổi khí hậu được coi là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất mà Việt Nam đang phải đối mặt. Cũng vì thế từ năm 2007 đến nay, Đảng ta đã quan tâm chỉ đạo và ban hành nhiều chủ trương, đường lối, chính sách về ứng phó với BĐKH trong cả nước:

Trước tiên phải kể đến Nghị quyết số 26 –NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khóa X về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn.[30] Trong đó có nhiệm vụ cần phải tạo điều kiện sống an toàn cho nhân dân ĐBSCL, miền trung và các vùng thường xuyên bị bão, lũ, thiên tai; chủ động tham gia các biện pháp ứng phó với BĐKH toàn cầu; nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; chủ động triển khai các công trình giảm thiểu tác hại của BĐKH.

Nghị quyết số 13 –NQ/TW ngày 16/01/2012 [31] của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại với quan điểm phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phải gắn với tiết kiệm đất canh tác, BVMT, tăng trưởng xanh và ứng phó với BĐKH.

Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT. Đây là Nghị quyết chuyên đề của Đảng thể hiện chủ trương, đường lối toàn diện về chủ động ứng phó với BĐKH.

Bên cạnh đó, còn phải kể đến rất nhiều các chủ trương khác như đưa ra định hướng về phát triển bền vững ở Việt Nam [45]; các chiến lược quốc gia về phòng chống, giảm nhẹ thiên tai [47]; hoặc sát cánh cùng các chương trình của thế giới như phê duyệt tổ chức thực hiện nghị định thư Tokyo [47] …

Nhằm thực hiện đường lối và chủ trương của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã kịp thời thể chế hóa thành các Luật, Nghị quyết, Nghị định, Quyết định, chỉ thị về công tác ứng phó với BĐKH và nước biển dâng như sau:

Quốc hội thông qua Hiến pháp năm 2013, trong đó lần đầu tiên đã đưa nhiệm vụ ứng phó với BĐKH vào Hiến pháp, tại khoản 1, Điều 63 “1.Nhà nước có chính sách BVMT; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó BĐKH”[14].

23

Kế đến phải kể ra những bộ luật có liên quan đến ứng phó với BĐKH như sau:

-Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2014: Luật đã ban hành một số chính

sách, pháp luật có qui định liên quan đối với lĩnh vực thích ứng và giảm nhẹ khí nhà kính. Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc bảo vệ và phát triển rừng; bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần BVMT và giảm tác động của BĐKH [18].

- Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010:Luật cũng đưa ra

chính sách của Nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để BVMT và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính [24].

- Luật Tài nguyên nước năm 2012: Có 5 nội dung đề cập trực tiếp đến BĐKH

trong việc bảo đảm nguồn nước, chống hạn hán, lũ lụt khi điều kiện thời tiết xảy ra cực đoan và bất thường [25].

- Luật Phòng chống thiên tai năm 2013: Luật được ban hành dựa trên quan điểm

thích ứng BĐKH và đã đưa ra nguyên tắc phòng, chống thiên tai phải dựa trên cơ sở khoa học; kết hợp sử dụng kinh nghiệm truyền thống với tiến bộ KHCN; kết hợp giải pháp công trình và phi công trình; BVMT, hệ sinh thái và thích ứng BĐKH [23].

- Luật Khoa học và công nghệ năm 2013: đã đưa ra chính sách nhằm ưu tiên

và tập trung mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển KH&CN; BVMT và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng thành tựu KH&CN tiên tiến và hiện đại, cải thiện năng suất lao động, BVMT và giảm thiểu tác động của BĐKH [19].

- Luật Bảo vệ môi trường năm 2014: Luật có 1 chương riêng với 10 điều, đã

qui định nguyên tắc và đưa ra một số chính sách có tác động trực tiếp đến thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính [20].

- Luật Xây dựng năm 2014: Luật đã thể hiện chính sách của Nhà nước trong

việc thiết kế các công trình thích ứng BĐKH; bảo đảm các công trình xây dựng sử dụng vật liệu thân thiện môi trường, gần với thiên nhiên để hấp thụ và giảm thiểu phát thải khí nhà kính [26].

- Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015: Luật đã thể hiện

chính sách của Nhà nước trong tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong việc kiểm soát ô nhiễm, phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường biển và hải đảo, biến đổi khí hậu, nước biển dâng; quản lý chặt chẽ các hoạt động ở biển [22].

24

Bên cạnh đó phải kể đến nhiều Quyết định liên quan đến BĐKH của các Bộ, Ban ngành cùng các chiến lược, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH được triển khai trong thời gian qua nhằm đưa ra các phương án tốt nhất để góp phần giúp Việt Nam thích ứng với BĐKH.

1.2.3.2 Các văn bản về cơ chế chính sách huy động và sử dụng nguồn lực tài chính từ Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa phương cho ứng phó với biến đổi khí hậu

Ngày 23/01/2014, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 08/NQ-CP Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị lần thứ 7 khóa XI về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Thủ tướng Chính phủ ban hành các Quyết định: Quyết định số 158/2008/QĐ- TTg ngày 02/12/2008 Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu[48]; Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 5/12/2011 Ban hành Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu; Quyết định số 43/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 Thành lập Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu; Quyết định số 1183/QĐ-TTg ngày 30/8/2012 Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2015[35]; Quyết định số 1474/QĐ-TTg ngày 5/10/2012 kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 - 2020.

Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ TN&MT, Bộ KH&ĐT ban hành Thông tư Liên tịch số 07/2010/TTLT-BTNMT-BTC-BKHĐT ngày 15/3/2010 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí NSNN thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2009-2015.

Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ TN&MT ban hành Thông tư liên tịch số 58/2008/TTLT-BTC-BTN&MT ngày 04/7/2008 hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 2/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch; Thông tư liên tịch số 204/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 15/12/2010 sửa đổi bổ sung một số nội dung của Thông tư liên tịch số 58/2008/ TTLT-BTC- BTNMT.

1.2.3.3 Văn bản chính sách về cơ chế, chính sách tài chính nhằm huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính qua chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC)

25

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cơ chế tài chính cho chương trình SP-RCC tại công văn số 8981/VPCP-QHQT ngày 10/12/2010 trên cơ sở kiến nghị của Bộ Tài chính tại văn bản số 15020/BTC-QLN ngày 5/11/2010;

Thông tư liên tịch số 03/2013/TTLT-BTNMT-BTC-BKHĐT ngày 5/3/2013 hướng dẫn cơ chế quản lý nguồn vốn Chương trình hỗ trợ ứng phó với BĐKH. Thông tư này hướng dẫn cơ chế quản lý nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ để thực hiện các dự án đầu tư phát triển nhằm ứng phó với BĐKH được xác định theo Tiêu chí đánh giá dự án ưu tiên do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1719/QĐ- TTg ngày 04/10/2011(xem phụ lục 1) cho Chương trình Hỗ trợ ứng phó với BĐKH (sau đây gọi tắt là Chương trình SP-RCC)[44]. Đối với nguồn vốn thực hiện NPT - RCC và cân đối ngân sách nhà nước quy định trong Cơ chế tài chính đối với các khoản vay, viện trợ nước ngoài cho Chương trình SP-RCC được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 8981/VPCP-QHQT ngày 10/12/2010 không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.

1.2.3.4 Văn bản cơ chế chính huy động và sử dụng nguồn lực tài chính từ nguồn ODA tài trợ cho dự án ứng phó với biến đổi khí hậu

Quy trình thu hút và sử dụng ODA hiện nay được thực hiện theo quy định tại Nghị định 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ. Đối với vốn tài trợ theo dự án, mục đích, nội dung sử dụng vốn, phương thức giải ngân theo quy định của Thông tư số 218/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định về quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay ưu đãi nước ngoài của các nhà tài trợ.

Như vậy, chúng ta có thể thấy, Đảng và nhà nước đã có những quan tâm đúng mức đến biến đổi khí hậu cũng như tài chính cho biến đổi khí hậu. Những nghị định, thông tư được ban hành nhằm hỗ trợ một cách tối đa cho việc đầu tư vào tất cả các hoạt động của ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên để đạt được những kết quả tốt nhất vẫn là một chặng đường dài cần sự nỗ lực và cố gắng không chỉ riêng của Đảng và Nhà nước mà còn là trách nhiệm của toàn dân.

85

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban cán sự Đảng Chính phủ 2013, Báo cáo tóm tắt đề án Chủ trương, giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác bảo

vệ tài nguyên môi trường (trình hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ

7 khóa XI – Dự thảo).

2. Báo cáo của Bộ KH&ĐT gửi Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 3016/BKHĐT-KHGDTNMT ngày 19/5/2014.

3. Báo cáo của Bộ Tài chính “Về việc thực hiện triển khai thực hiện Nghị quyết số 853/NQ-UBTVQH13 ngày 05/12/2014 của Ủy ban TVQH về về kết quả giảm sát và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long”.

4. Báo cáo tổng kết Chương trình Khoa học và công nghệ phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu.

5. Báo cáo tổng kết đề tài BĐKH. 43, “Nghiên cứu luận cứ khoa học cập nhật

kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam” thuộc Chương

trình Khoa học và công nghệ phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu.

6. Báo cáo tổng kết đề tài BĐKH.59, “Hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính nhằm huy động, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính trong ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu tại Việt Nam”.

7. Bài trình bày của TS. Lê Văn Minh: Hội thảo vùng về Thiết kế và Quản lý các Quỹ khí hậu quốc gia. Bangkok, 2013.

8. Bộ kế hoạch và Đầu tư (2015), Báo cáo Rà soát Đầu tư và Chi tiêu công

cho Biến đổi khí hậu của Việt Nam.

9. Bộ Tài chính (2009), Sách Xanh Bộ Tài Chính: Chiến lược Chính sách Kinh tế và Tài khóa cho Giảm thiểu BĐKH ở Indonesia, Nhóm đối tác Bộ Tài chính Australia – Indonesia, Jakarta.

10. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008): Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.

11. Bộ Tài nguyên và Môi trường (13/10/2009). Công văn số 3815/BTNMT- KTTVBĐKH về Khung hướng dẫn xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu để hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương.

86

12. Bộ Tài nguyên và Môi trường 2016, “kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam”, Hà Nôi.

13. DNIP, 2010. Thiết lập quá trình cho Tăng trưởng Xanh của Indonesia, Bài trình bày tại Họp báo ngày 6/9/2010.

14. Hiến pháp năm 2013.

15. Heinrich Bol Stiftung & ODI, 2011. Những nền tảng của tài chính khí hậu: Tóm tắt khu vực Châu Á, Thái Bình Dương.

16. Huỳnh Thế Du, 2011. Mô hình PPP: Kinh nghiệm Quốc tế. TBKTSG số ra ngày 13-1-2011.

17. Hà Thị Thuận; Hoàng Văn Hoan, Phạm Thu Hương “Huy động nguồn lực tài chính từ khu vực kinh tế tư nhân trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam”. Tạp chí Khí tượng thủy văn số 643, tháng 7/2014.

18. Luật bảo vệ và phát triển rừng.

19. Luật Khoa học và công nghệ năm 2013. 20. Luật Bảo vệ môi trường năm 2014. 21. Luật ngân sách nhà nước.

22. Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015. 23. Luật phòng chống thiên tai.

24. Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. 25. Luật tài nguyên nước.

26. Luật Xây dựng năm 2014.

27. Nguyễn Chu Hồi, “Biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học”, Tạp chí Tuyên giáo số 5/2015 -

http://www.tuyengiao.vn/Home/MagazineContent?ID=1790.

28. Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư và các văn bản hướng dẫn.

29. Nghị định 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.

30. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 08 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

87

31. Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 16/1/2012, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

32. Nghị quyết về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

33. Phan Văn Tân, Ngô Đức Thành, 2013, “Biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Một số kết quả nghiên cứu, thách thức và cơ hội trong hội nhập quốc tế”, Tạp chí Khoa học, ĐHQGHN – Các khoa học trái đất và môi trường, tập 29 số 2(2013)42-55.

34. Quyết định số 130/2007/QĐ-TTG ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ : Về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch.

35. Quyết định số 1183/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2015.

36. Rà soát chi tiêu công và Đầu tư cho biến đổi khí hậu – Báo cáo dự thảo lần 2 (2014). 37. Trần Hồng Thái, Hoàng Văn Hoan, Phạm Thị Thu Hương, Mai Kim Liên,

Trần Đức Anh, Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong huy động,

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu cơ chế, chính sách huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở việt nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)