Thông tin chung

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) khảo sát nồng độ tối thiểu ức chế của thuốc isoniazid trên bệnh nhân lao phổi tại ba bệnh viện (Trang 26 - 29)

3.1.1.1. Giới tính

Theo báo cáo về bệnh lao của TCYTTG, có sự chênh lệch tỉ lệ về giới tính giữa hai nhóm bệnh nhân LPM và LPTT [40]. Vì vậy chúng tôi thực hiện so sánh về giới tính của hai nhóm bệnh nhân và thu được bảng kết quả dưới đây: Bảng 3.1. Giới tính nhóm bệnh nhân Thể lao Giới LPM LPTT Tổng Nam 36 (66,7 %) 25 (92,6 %) 61 (75,3%) Nữ 18 (33,3 %) 2 (7,4 %) 20 (24,75) Tổng 54 (100%) 27 (100%) 81 (100%)

Khảo sát về giới tính trên 81 bệnh nhân trong nghiên cứu ở 2 nhóm LPM và LPTT với khoảng tin cậy 95% (95%CI) và P=0,011 cho thấy nhóm LPM có tổng 54 bệnh nhân thì có 36 người là nam chiếm 66,7% và 18 người là nữ chiếm 33,3%. Còn ở nhóm lao tái trị thì số bệnh nhân nam chiếm tới 92,6% tổng số với 25 trên 27 bệnh nhân và chỉ có 2 bệnh nhân là nữ (chiếm 7,4%). Nhìn chung số lượng và tỉ lệ bệnh nhân mang giới tính là nam cao hơn giới tính nữ với tỉ lệ chung là 61 : 20 xấp xỉ 3,05 nam : 1 nữ.

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

18

3.1.1.2. Tuổi

Tuổi cao có liên quan đáng kể tới tác dụng phụ của thuốc [24]. Vì vậy chúng tôi thực hiện một so sánh sự khác biệt về độ tuổi giữa hai nhóm bệnh nhân LPM và LPTT. Bảng dưới đây là kết quả thu được:

Bảng 3.2. Độ tuổi nhóm bệnh nhân LPM (𝒙̅±SD) LPTT (𝒙̅±SD) P Tuổi 40,4±14,25 (n=45) 51,08±15,12 (n=24) P= 0,005

Kết quả thống kê trên 69 bệnh nhân gồm 45 bệnh nhân LPM và 24 bệnh nhân LPTT cho thấy nhóm LPM có độ tuổi trung bình là 40,4±14,2 thấp hơn độ tuổi trung bình nhóm LPTT là 51,08±15,12 với khoảng tin cậy 95% (95%CI) và P=0,005<0,05 có ý nghĩa thống kê.

3.1.1.3. Cân nặng, chỉ số thể trọng

Gầy sút cân là một trong các triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán bệnh lao [3]. Ngoài cân nặng thì ở nghiên cứu này chúng tôi sẽ phân tích cả chỉ số khối cơ thể (BMI) ở cả hai nhóm để khảo sát và so sánh về biểu hiện của triệu chứng gầy sút cân trên hai nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu.

Bảng 3.3. Cân nặng (kg) và chỉ số khối cơ thể (BMI) (kg/m2) của nhóm bệnh nhân Thể lao Kết quả LPM (𝒙̅±SD) (n=54) LPTT (𝒙̅±SD) (n=27) P Cân nặng (kg) 49,81±7,00 50,41±9,14 0,747 BMI (kg/m2) 18,67±2,15 18,31±2,68 0,522

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

19

Kết quả phân tích được từ bảng 3.3 gồm các kết quả cân nặng trung bình (kg) và giá trị BMI trung bình (kg/m2) ở hai nhóm bệnh nhân LPM (n=54) và LPTT (n=27). Cân nặng trung bình của nhóm bệnh nhân LPM (49,81±7,00 kg) thấp hơn trung bình cân nặng của bệnh nhân LPTT (50,41±9,14 kg) với 95%CI, P=0,747>0,05 không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên BMI nhóm LPM là 18,67±2,15 (kg/m2) đạt mức BMI bình thường và cao hơn chỉ số trung bình nhóm bệnh nhân LPTT 18,31±2,68 (kg/m2) với mức BMI thiếu cân theo phân loại BMI của TCYTTG cho người châu Á [40], với 95%CI, P=0,522>0,05 không có ý nghĩa thống kê.

Hình 3.1: Biểu đồ BMI của hai nhóm bệnh nhân LPM và LPTT

Theo trên phân loại BMI dành cho người châu Á của TCYTTG [40], khảo sát chỉ số BMI ở hai nhóm nghiên cứu được thể hiện ở hình 3.1 cho thấy: có tới 28 bệnh nhân LPM (51,9%) và 14 bệnh nhân LPTT (51,9%) ở tình trạng thiếu cân (BMI<18,5); 25 bệnh nhân LPM (46,3%) và 12 bệnh nhân LPTT (44,4%) có 18,5≤BMI<23 (tình trạng bình thường) và 1 bệnh nhân LPM, 1 bệnh nhân LPTT ở tình trạng tiền béo phì (23≤BMI<25). Đặc biệt không có bệnh nhân nào ở tình trạng béo phì.

51,9% 51,9% 46,3% 44,4% 1,9% 3,7% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% LPM LPTT

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

20

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) khảo sát nồng độ tối thiểu ức chế của thuốc isoniazid trên bệnh nhân lao phổi tại ba bệnh viện (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)