Kết quả gây mô hình béo phì thực nghiệm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) đánh giá tác động chống tăng glucose máu và lipid máu invivo của dịch chiết quả lựu (punica granatum linn fruits) (Trang 31 - 33)

Để đánh giá tác dụng chống tăng glucose máu và lipid máu của cao chiết quả lựu trên chuột nhắt ĐTĐ typ 2, trước hết chúng tôi đã gây mô hình ĐTĐ typ 2 trên chuột nhắt trắng. Chuột được gây béo phì hoặc tăng cân rõ rệt sau 28 ngày nuôi với chế độ ăn giàu chất béo và sau đó kết hợp tiêm STZ liều 120 mg/kg cân nặng để gây mô hình chuột ĐTĐ typ 2. Kết quả gây mô hình chuột ĐTĐ typ 2 như sau:

 Sự thay đổi về thể trọng chuột trung bình của các nhóm chuột thí nghiệm sau 28 ngày nuôi được thể hiện trong Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Thể trọng chuột sau 28 ngày nuôi theo mô hình gây béo thực nghiệm

Thời gian (ngày)

Khối lượng (g) Nhóm nuôi thường (n=20) Nhóm nuôi béo (n=60) Ngày 0 15,3±1,14 15,1±1,32 Ngày 28 33,35±1,35 44,13±1,45 Thay đổi (%) ↑ 117,97% ↑ 192,25% Thay đổi so với đối chứng (%) ↑ 32,32%

D0: Thể trọng chuột trước khi tiến hành thí nghiệm

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 24

Hình 3.1. Thể trọng chuột sau 28 ngày nuôi theo mô hình gây béo thực nghiệm

Nhận xét: Nhóm chuột ăn thức ăn bình thường sau 28 ngày nuôi thì khối lượng cơ thể tăng so với ngày bắt đầu thí nghiệm là 18,05 g (tăng 117,97 %), nhóm chuột nuôi với chế độ ăn giàu chất béo thì khối lượng cơ thể tăng so với ngày đầu thí nghiệm là 29,03 g (tăng 192,25%). Chuột nuôi với chế độ ăn giàu chất béo có khối lượng cơ thể lớn hơn chuột nuôi thường là 10,78 g tương đương tăng 32,32%. Như vậy có thể kết luận chuột nuôi bằng thức ăn giàu chất béo đã tăng cân rõ rệt về khối lượng so với chuột nuôi chế độ ăn thức ăn thường.

 Sự thay đổi nồng độ glucose máu của các nhóm chuột thí nghiệm sau 10 ngày tiêm STZ liều 120 mg/kg thể trọng được thể hiện trong Bảng 3.2

Bảng 3.2. Nồng độ glucose máu của các nhóm chuột sau 10 ngày tiêm STZ

Thời gian Glucose máu (mmol/L)

Nhóm nuôi thường Nhóm nuôi béo Trước khi tiêm 6,9 ± 0,56 6,72 ± 1,73 Sau khi tiêm 4 ngày 6,78 ± 1,03 10,34 ± 1,43

15,3 15,1 33,35 44,13 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

Lô nuôi thường Lô nuôi béo

T

rọn

g

lượng (g)

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 25

Thay đổi (%) ↓ 1,74% ↑ 53,87% Sau khi tiêm 10 ngày 7,32 ± 1,22 16,22 ± 1,56 Thay đổi (%) ↑ 6,09% ↑ 141,37%

Hình 3.2. Thể trọng chuột sau 28 ngày nuôi theo mô hình gây béo thực nghiệm

Nhận xét: Nồng độ glucose máu ở các thời điểm nghiên cứu nhóm nuôi thường không có sự khác biệt đáng kể so với trước nghiên cứu (p>0,05). Sau khi tiêm STZ 4 ngày, nồng độ glucose máu ở nhóm chuột nuôi béo tăng 53,87% so với ban đầu và sau 10 ngày tiêm, nồng độ glucose máu đã tăng cao rõ rệt lên đến 141,37% so với ban đầu.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) đánh giá tác động chống tăng glucose máu và lipid máu invivo của dịch chiết quả lựu (punica granatum linn fruits) (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)