Định tính sản phẩm tinh chế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tinh chế albumin trứng sử dụng trong dược phẩm (Trang 35 - 37)

Tiến hành tinh chế ovalbumin từ lòng trắng trứng theo phương pháp mô tả trong mục 2.3.1.3. Để xác định các protein có trong sản phẩm thu về, tiến hành theo phương pháp được mô tả trong mục 2.3.2.4 với các mẫu:

- Mẫu 1: Dung dịch LTT pha loãng 2 lần với nước. - Mẫu 2: Dịch lỏng sau khi loại ovomucin.

- Mẫu 3: Dịch lỏng (S1) sau khi loại ovotransferrin. - Mẫu 4: Dịch lỏng (S2) sau khi loại ovotransferrin. - Mẫu 5: Dung dịch sau bước lọc tiếp tuyến.

- Mẫu 6, 7, 8, 9: Dịch lỏng sau khi biến tính ở 75oC, 70oC, 80oC và 85oC. Kết quả chạy điện di được thể hiện trong hình 3.2:

28

Hình 3.2. Kết quả điện di SDS-PAGE các mẫu thu được từ các bước

Giếng 1: mẫu 1. Giếng 2: mẫu 2. Giếng 3: mẫu 3. Giếng 4: mẫu 4. Giếng 5: mẫu 5. Giếng 6, 7, 8, 9: mẫu 6, 7, 8, 9. Giếng 10: marker

Nhận xét: So sánh hình ảnh điện di của mẫu 1, 2 với các mẫu 3 – 9 cho thấy một lượng lớn ovotransferrin đã được loại khỏi dung dịch sau bước xử lý với amoni sulfat và acid citric. Điều này chỉ ra rằng việc kết hợp acid citric giúp làm giảm nồng độ muối sử dụng và cho hiệu quả loại bỏ ovotransferrin cao. Tuy nhiên, quan sát hình ảnh điện di ở giếng 4 có thể thấy một lượng nhỏ ovalbumin cũng bị kết tủa đồng thời với ovotransferrin.

Ngoài ovalbumin, 2 protein khác có khả năng đề kháng tương đối tốt với nhiệt là lysozym (biến tính ở 75oC) và ovomucoid (biến tính ở 77oC). Hai protein này có khối lượng phân tử nhỏ (14,3 kDa và 28 kDa) do đó sẽ bị loại bỏ qua màng lọc tiếp tuyến 30 kDa (so sánh hình ảnh điện di ở giếng 5 so với giếng 1, 2, 3).

29

Từ giếng số 6 – 9, hình ảnh trên gel điện di cho thấy sự khác biệt rõ rệt so với giếng số 5. Các tạp chất chính (ngoại trừ ovotransferrin) gồm ovomucoid, lysozym, globulin, avidin hầu như bị loại khỏi dung dịch. Điều này chứng tỏ nhiệt độ có tác động rất lớn trong việc tinh sạch các protein khác ra khỏi ovalbumin.

Các giếng 6, 7, 8 cho thấy rõ băng điện di của ovalbumin và lẫn một số lượng ít tạp chất là ovotransferrin. Ở nhiệt độ 70oC, hầu hết các tạp protein còn lại đều đều bị kết tủa hết ngoại trừ ovotransferrin. Từ giếng 7, 6, 8, 9, ovotransferrin dần được loại bỏ nhờ kết tủa bởi nhiệt. Đồng thời băng ovalbumin nhạt dần khi tăng nhiệt độ, ovalbumin bắt đầu có dấu hiệu kết tủa khi tăng nhiệt độ lên 75oC, và bị kết tủa mạnh tại nhiệt độ 80oC. Ở 85oC, ovalbumin gần như bị kết tủa hoàn toàn, băng điện di xuất hiện mờ trên giếng 9 có thể là của cấu trúc S-ovalbumin.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tinh chế albumin trứng sử dụng trong dược phẩm (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)