Apatit, sa thạch, secpentin được mua về nhà máy bằng ô tô và
tàu hỏa được
bốc dỡ xuống
bãi chứa, kho chứa (1). Phương thức bốc
dỡ bằng cơ giới hóa –
thiết bị tháo dỡ chuyên
dùng. Sau đó nguyên
liệu được đưa tới gia công
theo kích thước quy định chủ yếu là apatit. Từ bãi chứa, quặng nguyên liệu được đưa tới bunke (2), qua băng tải xích (3) cấp liệu cho máy kẹp (4). Sau đó qua băng tải (5) tới máy sàng khô (6) kiểu thùng quay.
Phần quặng nhỏ ≤ 25 mm và bột dưới sàng được đưa tới nơi tập kết (11). Phần quặng trên sàng được tiếp tục qua băng tải sang hệ thống sàng rung kết hợp rửa bằng nước (8). Quặng trên sàng sạch được băng tải và bộ phận phân phối cấp cho các bunke (10) dự trữ cho lò cao.
Phần bột dưới sàng và H2O rửa đi ra bể chứa (12) sau đó được tận dụng cùng quặng vụn khô (11) được tận dụng đưa qua máy ép (13), ép thành viên (120 × 80 – 100 mm). Sau khi thời gian đóng rắn cần thiết và được vận chuyển tới tiếp cho lò cao.
Than antraxit được mua về tháo dỡ ở bãi chứa sau đó cũng được đưa lên bunke dự trữ cấp cho lò cao. Kích thước của nguyên, nhiên liệu tiêu chuẩn là:
Quặng apatit : 40 – 120 mm Quặng secpentin : 25 – 100 mm Than antraxit : 40 – 100 mm Sa thạch : 25 – 100 mm
Quặng ép : 120 × (80 – 100) mm
Từ bunke vào bãi chứa nguyên nhiên liệu được cân đong chính xác bằng thủ công hoặc cân goòng định lượng (60) theo một tỷ lệ phối liệu và nhiên liệu nhất định cấp cho lò cao (18) bằng hệ thống tời skíp (17) và hệ thống nạp liệu có đỉnh lò cao. Tại đây phối liệu được nung luyện, chảy lỏng, quá nhiệt và được tháo liên tục ra máng tôi ở đáy lò bằng 2 cửa ra liệu (19) nhờ nhiệt của than và nhiệt của gió nóng cấp vào lò.
Liệu lỏng được tôi nhanh bằng nước lạnh, áp lực 1,5 – 3at tạo ra bán thành phẩm dạng thủy tinh theo máng tôi ra bể vớt bằng vít vật liệu (19). Xỉ chứa niken và một lượng nhỏ sắt kim loại ở đáy dưới cùng, sẽ được tháo định kỳ bằng cửa tháo xỉ niken. Khí lò thoát ra theo đường ống ở đỉnh lò có mang theo bụi và nhiệt độ khoảng 150 – 230°C qua xiclon lọc bụi (42) để loại bụi.
Thành phần khí lò có: CO; SO2; CO2; SO2; HF; SiF4... sẽ được đưa sang lò đốt CO (43), tại đây khí CO được đốt cháy nhằm tận dụng nhiệt giải phóng để gia nhiệt cho không khí trước khi vào lò cao. Khí ra khỏi lò đốt CO được đưa sang hệ thống lọc bụi tĩnh điện (45) các hạt bụi có lẫn trong khí tại đây được làm sạch triệt để, sau đó được đưa sang thiết bị rửa và làm nguội khí (46). Khí sau khi đã được làm sạch và làm nguội tới nhiệt độ thích hợp được đưa sang tháo hấp thụ (47) và (51) để xử lý, thu hồi khí SiF4 và HF. Khí khi ra khỏi các thiết bị hấp thụ có cuốn theo các giọt lỏng sẽ được tách bởi các tháp tách giọt (50) và (53) và qua quạt hút (61) đẩy vào ống khói (54) rồi phóng không ra ngoài.
Các dung dịch hấp thụ được tại các tháp hấp thụ thu được ở đáy tháp ta đưa về bể chứa (49). Vì nồng độ dung dịch thu được còn nhỏ, để tăng nồng độ dung dịch ta dùng (48) bơm tuần hoàn dung dịch đã thu được cho tháp hấp thụ (1) khi không
có nhu cầu thu hồi HF ta có thể dùng các thiết bị (55), (56), (57) để xử lý nước trước khi thải ra môi trường.
Quá trình hấp thụ khí ở đây là ngược chiều, trực tiếp giữa pha lỏng và pha khí. Buồng đốt CO cũng là trao đổi nhiệt giữa nhiệt đốt khí lò với không khí lạnh được thổi vào lò bằng quạt cao áp. Quá trình trao đổi nhiệt ở đây là giữa khí và khí thông qua thành ống gang. Không khí lạnh đi qua ống gang và khí nóng đi ra ngoài ống gang. Trao đổi nhiệt gián tiếp, bụi thu hồi ở (42) được đưa đi tận dụng ép đóng bánh. Bán sản phẩm được vít vớt liệu (19) với khỏi bể vớt liệu qua băng tải (18), (20) đưa ra bãi ráo (23). Phần bán sản phẩm còn trong dịch thải từ bể vít qua bể lắng (22) tiếp tục được vớt thu hồi lên bãi ráo bằng cầu trục (21).
Từ bãi ráo bán sản phẩm được cấp vào máy sấy (26) nhờ máy ủi tiếp liệu và băng tải (24) bunke chứa (25). Ở đây là máy sấy thùng quay, sấy trực tiếp thùng xuôi dòng bằng không khí nóng. Bán sản phẩm đạt tiêu chuẩn sau sấy ≤ 1% độ ẩm, được đưa lên Bunke (30) nhờ gầu tải (29) cấp liệu bằng máy tiếp liệu đĩa (31) vào máy nghiền bi (32). Qua nghiền bi sản phẩm đạt độ mịn tiêu chuẩn qua sàng 0,15mm được đưa lên hệ thống Silo chứa (34) nhờ băng tải (33) và qua máy đóng bao (35) sau đó được băng tải (36) đưa đi xếp kho chứa (37).
Tại các nhà máy sấy, nghiền, bunke sản phẩm đều có phát sinh bụi do sản phẩm lúc này đã khô và nhỏ. Hệ thống thiết bị (38), (39), (40), (41) lọc phân ly thu hồi bụi sản phẩm bằng các tổ hợp xiclon và trước khi thải ra môi trường còn được qua tháp rửa bằng nước mục đích thu hồi triệt để và vệ sinh môi trường. Sản phẩm được đi tiêu thụ bằng các loại phương tiện giao thông.
KẾT LUẬN
Qua tìm hiểu thông tin trên các trang mạng cũng như qua tài liệu và quá trình học tập trên lớp, em đã hoàn thành bài tiểu luận của mình một cách chỉnh chu và đầy
đủ nhất có thể. Trong quá trình làm bài cũng đã giúp em mở mang thêm kiến thức hiểu rõ và sâu hơn về phân bón, tình hình phân bón trong và ngoài nước đồng thời biết rõ hơn về phân lân nung chảy. Mặc dù em đã cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những sai sót mong được cô giáo góp ý để bài làm được tốt hơn và từ đó rút ra được cho bản thân ạ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bảng tin trên trang web của công ty cổ phần vật tư nông sản về: “thực trạng thị trường phân bón ở việt nam hiện nay và công tác quản lý tốt chât lượng trong sản xuất supe lân và npk lào cai”
Link bài viết: http://apromaco.vn/thuc-trang-thi-truong-phan-bon-o-viet-nam-hien- nay-va-cong-tac-quan-ly-tot-chat-luong-trong-san-xuat-supe-lan-va-npk-lao-cai/
2. Tập đoàn hóa chất Việt Nam – Tin tức thị trường và sản phẩm
Link bài viết: http://www.vinachem.com.vn/tin-tuc/tin-thi-truong-san-pham- vnc/nhap-khau-phan-bon-tang-thang-thu-hai-lien-tiep.html
3. AsemconnectVietnam - Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan. Tình hình xuất nhập khẩu phân bón 10 tháng đầu năm 2019.
Link bài viết:
http://asemconnectvietnam.gov.vn/default.aspx?ZID1=28&ID1=1&ID8=92441
4. Hoàng Tiến – Hồ Duy Hoàn (1968), “Sản xuất phân lân nung chảy bằng lò cao”, NXB Lao động
5. La Văn Bình – Trần Thị Hiền (2007), “Công nghệ sản xuất phân bón Vô cơ”, NXB ĐHBK Hà Nội.