Trên thế giới

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) đánh giá tính bền vững của du lịch nông thôn tại huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 35 - 36)

Du lịch nông thôn trên thế giới đã thu hoạch được nhiều thành công. Ví dụ như: Ở Pháp, Du lịch nông nghiệp là hoạt động quan trọng, chiếm 50% thu nhập của nông dân, hiện có 300 điểm du lịch nông nghiệp, nhiều mạng lưới du lịch nông nghiệp như “Đón tiếp của nông dân” (Accueil paysan), “Nhà ở nước Pháp” (Gites de France), “Chào đón ở nông trại” (Bienvenue a la ferme)…

Tại Italy, từ năm 1960 – 1995, đã xây dựng Thể chế điều chỉnh các hoạt động du lịch nông nghiệp và trong vòng 10 năm, du lịch nông nghiệp đã tăng doanh thu lên 2 lần.

Tại Nhật Bản, năm 1994 đã ban hành Luật giải trí ở những vùng nông thôn, vùng biển, vùng núi; từ năm 1995 Bộ nông – lâm – thủy sản đã thiết lập chương trình nhà nghỉ nông thôn khắp đất nước, chủ yếu do nông hộ và trang trại làm chủ.

Ở Trung Quốc, từ năm 1990, chính phủ đã xây dựng chương trình du lịch nông nghiệp nhằm mục đích chống đói nghèo tại các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông, vùng ven đô Thượng Hải…Các điểm du lịch nông nghiệp của Trung Quốc hàng năm tiếp đón 300 triệu du khách, đạt doanh thu 40 tỉ nhân dân tệ (5,13 tỷ USD).

24

Ở Hàn Quốc, từ một dự án của chính phủ nhằm tăng thu nhập cho nông dân năm 1984, du lịch nông nghiệp ở Hàn Quốc đã phát triển nhanh, xóa nghèo ở làng quê, tăng thu nhập đáng kể cho nông dân.

Cũng từ nhiều năm trước, Thái Lan đã có chính sách khuyến khích đầu tư phát triển du lịch nông nghiệp theo mô hình trang trại hoặc khu làng khép kín, có đầy đủ tiện nghi, dịch vụ phục vụ khách. Từ năm 1997, du lịch nông nghiệp của Thái Lan phát triển rất nhanh...

Theo Thaise Guzzatti, Giám đốc tổ chức Delgos (Brazil), đại diện Accueil Paysan, giới thiệu một mẫu hình thoát nghèo ở quê hương mình, khi tham gia mạng lưới Accueil Paysan: Làng Acolhida Na Colonia (Brazil) thuộc vùng sâu, vùng xa, xa các trục đường giao thông, thiếu thốn cơ sở hạ tầng và các dịch vụ y tế, giáo dục. Bởi thế, dù có nhiều danh lam thắng cảnh, có tiềm năng về đất đai, thì đời sống của cư dân vẫn nghèo nàn, lạc hậu. Accueil Paysan đã giúp vùng Acolhida chuyển đổi từ nông nghiệp thông thường sang nông nghiệp sinh thái, sản xuất sinh học có chứng nhận theo qui mô hộ gia đình, thành lập quĩ riêng, tạo ra mối liên kết giữa người tiêu dùng trong nước với nông dân địa phương. Tiếp đến, Accueil Paysan xác định các tiềm năng về du lịch của mỗi trang trại (phục vụ ăn uống, lưu trú, giải trí, bán nông sản phẩm...), khả năng đầu tư nhỏ ban đầu, khả năng cung cấp lao động gia đình…, phối hợp chặt chẽ với các phương tiện truyền thông, Accueil paysan tổ chức hình thức du lịch nghiên cứu và trao đổi, thành lập các nhóm du lịch nông nghiệp tại thành phố, đưa vùng quê nghèo trở thành điểm đến hấp dẫn khắp 50 bang trên đất nước Brazil và du khách nước ngoài.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) đánh giá tính bền vững của du lịch nông thôn tại huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)