1. Xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất lúa gạo hàng
hoá có chất lượng
Với bài toán thương hiệu gạo Việt chưa "ăn sâu" vào tâm trí người tiêu dùng, muốn gạo Việt được người tiêu dùng quốc tế biết đến trước hết cần xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất lúa gạo hàng hoá có chất lượng. Các vùng này sản xuất theo quy trình sạnh, đồng bộ. Trong khi diện tích trồng lúa giảm, doanh nghiệp,
nông dân cần tập trung vào các giống lúa có phẩm chất tốt. Với khẩu phần ít, nhưng năng lượng cao, gạo dinh dưỡng sẽ là hướng đi tương lai của xuất khẩu gạo Việt Nam.
Chất lượng nông sản không chỉ được cải thiện bởi chuỗi liên kết, mà còn phải được bảo đảm ngay từ khâu chọn giống, thức ăn, sử dụng các yếu tố khác trong quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết trong suốt các công đoạn chuỗi. Do vậy, cần có đột phá trong đầu tư nâng cao năng lực một số viện, trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học - công nghệ ở các vùng, nhằm hỗ trợ ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ, nhất là giống, công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản, chế biến, công nghệ thông tin, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, hướng vào các sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, có chất lượng, có giá trị cao về kinh tế, đối tượng chính là rau, hoa, quả, chăn nuôi, thủy sản,... phù hợp chủ trương tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
2. Thiết lập mở rộng thị trường giữa các doanh nghiệp để tận dụng lợi thế của các hiệp định quốc tế mang lại
Cần quy hoạch lại sản xuất nông nghiệp theo vùng, theo quy mô liên kết vùng trên cơ sở cung - cầu của thị trường. Các địa phương cần tạo môi trường thuận lợi để thiết lập và tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với người dân và giữa người dân nhằm hình thành mối liên kết sản xuất, chế biến và bao tiêu sản phẩm. Cần tránh tình trạng mỗi địa phương tự làm, tỉnh nào cũng có khu nông nghiệp công nghệ cao, trong khi nguồn lực đầu tư hạn hẹp, dàn trải.
Đồng thời, cần hệ thộng pháp lý có chế tài đủ mạnh bảo vệ nhà đầu tư, nhà sản xuất, ràng buộc trách nhiệm về truy xuất nguồn gốc nông sản; phải nhấn mạnh vai trò của doanh nghiệp, trong đó tập trung đào tạo, tập huấn kỹ thuật và chuyển giao cho doanh nghiệp, lấy doanh nghiệp làm trung tâm trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
KẾT LUẬN
Kết luận lại, trước yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và trước những tác động của thị trường quốc tế vào thị trường gạo Việt Nam, việc đổi mới phương thức sản xuất theo công nghệ mới và mục tiêu sản xuất sản phẩm gạo chất lượng cao được coi là tất yếu, một giải pháp có tính đột phá để thích nghi và phát triển. Đây cũng là giải pháp góp phần ổn định về cung - cầu trong thị trường gạo Viêt Nam.