- Đặc điểm của mao mạch phù hợp với chức năng:
a. Van nhĩ thất là van giữa tâm nhĩ và tâm thất Nếu van bị hở khi tim co bóp van này sẽ đóng không chặt một lượng máu nhỏ trở lên tâm nhĩ Áp lực tim yếu
van này sẽ đóng không chặt một lượng máu nhỏ trở lên tâm nhĩ. Áp lực tim yếu làm áp lực máu lên động mạch yếu, lưu lượng ít huyết áp giảm, vận tốc máu chậm
a bc c
A
B
C
b. Xung chậm khoảng 0,1 giây trước khi lan tỏa tiếp tới thành tâm thất. Sự chậm lại này cho phép tâm nhĩ tống hết máu hoàn toàn trước khi tâm thất co
Giáo viên: Ở một người khỏe mạnh, thể tích tâm thu là 70 ml, nhịp tim là 75 lần/phút. Cứ 100 ml máu thì vận chuyển được 20 ml oxi. Khi nghỉ ngơi, tim của người này sẽ bơm được bao nhiêu lít oxi đi cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể trong vòng 5 phút?
Gợi ý trả lời:
Lượng oxi bơm được trong 5 phút = [(70 x 75 x 20)/100] x 5 = 5,25 lít.
Giáo viên: Khi nghiên cứu sự vận chuyển máu trong hệ mạch, người ta vẽ được đồ thị về mối quan hệ giữa huyết áp, vận tốc máu và đường kính chung của hệ mạch như sau:
Xác định các đường cong A,B,C trên đồ thị và các đoạn a,b,c trên trục hoành biểu thị gì? Giải thích sự thay đổi trong các đường cong đó?
Gợi ý trả lời:
- Xác định các đường cong:
A: đồ thị biểu diễn huyết áp B: đồ thị biểu diễn vận tốc máu
C: tương quan nghịch với tiết diện các mạch
a: động mạch b: mao mạch c: tĩnh mạch - Giải thích sự thay đổi trong các đường cong:
Huyết áp giảm dần từ động mạch mao mạch tĩnh mạch do ma sát: + Giữa máu với thành mạch
+ Giữa các phân tử máu với nhau Vận tốc máu:
+ Nhanh nhất ở động mạch. Tác dụng: đưa máu kịp thời đến các cơ quan, chuyển nhanh các sản phẩm của hoạt động tế bào đến các nơi cần hoặc đến cơ quan bài tiết.
+ Chậm nhất ở mao mạch. Tác dụng: tạo điều kiện cho máu kịp trao đổi chất với tế bào.
Vận tốc máu phụ thuộc:
+Tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch.(tiết diện nhỏ và chênh lệch huyết áp lớn → máu chảy nhanh và ngược lại.)
+ Vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch.
Giáo viên: Khi truyền một lượng lớn dung dịch sinh lí theo đường tĩnh mạch ở người thì mạch đập mạnh lên. Tại sao?
Gợi ý trả lời:
Khi truyền một lượng lớn dung dịch sinh lí theo đường tĩnh mạch ở người thì mạch đập mạnh lên vì tiếp dịch sinh lí theo đường tĩnh mạch làm tăng lượng máu về tim, gây tăng áp lực ở tâm nhĩ phải.
Thụ thể áp lực ở tâm nhĩ phải gửi thông tin về trung khu điều hòa tim mạch. Từ đây xung thần kinh theo dây giao cảm đến tim làm tim đập nhanh và mạnh
lên dẫn đến mạch đập mạnh lên.