nghiệm.
Tiêu chí Phương pháp truyền thống
Phương pháp học qua trải nghiệm
Đối tượng Cá nhân Nhóm và cá nhân
Trọng tâm Nội dung Nội dung và quá trình
Bản chất sự tham gia của người học
Dựa trên nhận thức Dựa trên nhận thức và cảm giác ( Tự nhận biết ) Nhiệm vụ của người học Lắng nghe, ghi nhớ, thụ
động
Tham gia, tác động qua lại, chủ động.
Trách nhiệm của người dạy
Chủ yếu giao tiếp một chiều
Tạo điều kiện cho người học trải nghiệm những gì mang lại kết quả.
Vai trò của người dạy Giáo viên, người hướng dẫn, diễn giả, người đánh giá
Người cung cấp nguồn lực, người điều hành, giáo viên, người tham dự. Môi trường hợp tác Hình thức, ức chế, nhấn
mạnh vai trò cá nhân.
Không hình thức, thoải mái, khuyến khích, giảm nhẹ vai trò cá nhân. Quan tâm chính của
người dạy
Đến lớp với các câu hỏi thú vị hơn để hỏi lớp học.
Tìm cách để khuyến khích thành viên các nhóm suy nghĩ sâu hơn và các cách tiếp cận tốt hơn để tìm câu trả lời.
Trách nhiệm đối với kết quả khóa học.
Người dạy, người hướng dẫn.
Người học chịu trách nhiệm về hành vi và kết quả học tập của chính họ.
Người được thỏa mãn nhu cầu.
Người dạy. Người học.
Khả năng áp dụng vào công việc.
Rất thấp và không chắc chắn.
Trung bình và cao cho phần lớn người học.
KẾT LUẬN
Tác dụng của dạy học theo lý thuyết trải nghiệm
• Tất cả HS đều có “cơ hội” tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề một cách phù hợp theo năng lực bản thân.
• HS yếu cũng phấn khởi khi được tham gia suốt bài học.
• Mối quan hệ giữa học sinh với GV tốt hơn: GV hiểu học sinh, học sinh ít “sợ” giáo viên, học sinh với học sinh cũng ít có khoảng cách hơn.
• GV lựa chọn được hình thức/phương pháp phù hợp nhất với từng nội dung, từng bước trong bài học và với học sinh của mình.
Trở ngại
• Tăng khối lượng công việc cho GV khi phải thiết kế kỹ càng
• Về kỹ thuật: GV chưa thực sự thông thạo với việc thiết kế thêm bài tập. • Đôi lúc Giáo viên cảm thấy sợ khi đã thoát ra khỏi SGV và sách giáo khoa
• GV buộc phải nắm chắc được chương trình môn học toàn cấp mới phân tích được học sinh chính xác và biết được HS gặp khó khăn ở đâu.
• Một số GV chưa triển khai được hết các bước trong 1 tiết học do HS chậm. • Đòi hỏi khả năng quan sát, ứng phó nhanh của GV đối với nhu cầu của HS trên lớp.
Như vậy thông qua áp dụng lý thuyết dạy học trải nghiệm, học sinh thực sự trở thành trung tâm của quá trình dạy học. Quá trình này không chỉ giúp học sinh
hứng thú học tập và có kết quả tốt hơn mà còn giúp biến đổi giáo viên: Giáo viên hứng thú dạy học, hiểu và gần gũi học sinh hơn.
References and Recommended Reading
Kolb, D. A. (1976). The Learning Style Inventory: Technical Manual, Boston, Ma.: McBer.
Kolb, D. A. (1981). Learning styles and disciplinary differences, In A. W. Chickering (ed.) The Modern American College, San Francisco: Jossey-Bass. Kolb D. A. (1984). Experiential Learning experience as a source of learning and development, New Jersey: Prentice Hall.
Kolb, D. A., & Osland, J., & Rubin, I) (1995). Organizational Behavior: An Experiential Approach to Human Behavior in Organizations, Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall.
Kolb. D. A., & Fry, R. (1975). Toward an applied theory of experiential learning, In C. Cooper (ed.) Theories of Group Process, London: John Wiley.