Sự tồn tại nghiệm của bài toán cân bằng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) về một bài toán cân bằng tách và ứng dụng trong thị trường điện (Trang 30 - 33)

Trong mục này, chúng ta nói đến sự tồn tại, tính duy nhất nghiệm của bài toán cân bằng.

Mệnh đề 2.1.1(Xem [2]). ChoC là một tập con lồi, compact, khác rỗng trong không gian Hilbert H và song hàm cân bằng f : C×C →R có các tính chất

(i). f(., y) nửa liên tục trên với mọi y ∈ C.

(ii). f(x, .) lồi, nửa liên tục dưới và khả dưới vi phân trên C với mọi x∈ C. Khi đó, bài toán EP(f, C) có nghiệm.

Chứng minh. Với mỗi x ∈ C ta gọi S(x) là tập nghiệm của bài toán

min{f(x, y) :y ∈ C}. (CO) Do C compact và f(x, .) nửa liên tục dưới nên theo định lý Weirerstrass, bài toán này tồn tại nghiệm. Hơn nữa, do C lồi, compact, f(x, .) lồi nên S(x) lồi, compact. Theo định lý cực đại Berge, ánh xạS nửa liên tục trên. Vậy theo định lý điểm bất động Kakutani, tồn tại x∗ ∈C thỏa mãn x∗ ∈ S(x∗).

Bây giờ, ta sẽ chỉ ra x∗ là nghiệm của bài toán cân bằng EP(f, C). Thật vậy, do f(x, .)lồi và khả dưới vi phân trên C, theo điều kiện cần và đủ của quy hoạch lồi, ta có

0∈ ∂2f(x∗, x∗) +NC(x∗).

Theo định nghĩa của dưới vi phân và nón pháp tuyến, tồn tạiv∗ ∈∂2f(x∗, x∗) thỏa mãn v∗, y −x∗ ≥ 0 ∀y ∈ C. Do v∗ ∈ ∂2f(x∗, x∗) nên v∗, y−x∗ ≤ f(x∗, y)−f(x∗, x∗) = f(x∗, y) ∀y ∈C.

Vậy f(x∗, y) ≥ 0 với mọi y ∈ C. Điều này chứng tỏ x∗ là nghiệm của bài toán EP(f, C).

Hệ quả 2.1.1 (Xem [2]). Cho C là một tập lồi đóng (không cần compact) và song hàm cân bằng f như ở mệnh đề trên. Giả sử điều kiện bức (C1) sau đây được thỏa mãn

Tồn tại tập compact B sao cho

C∩B 6= ∅ ∀x∈ C\B, ∃y ∈ C : f(x, y)< 0.

Khi đó, bài toán EP(f, C) có nghiệm

Mệnh đề 2.1.2 (Xem [2]). ChoC là tập lồi, đóng, khác rỗng vàf :C×C → R

là song hàm cân bằng. Khi đó

(i) Nếu f đơn điệu chặt trên C, thì bài toán cân bằngEP(f, C)có nhiều nhất một nghiệm.

(ii) Nếu f(., y) nửa liên tục trên với mọi y ∈ C, f(x, .) lồi, nửa liên tục dưới với mọi x ∈C và f đơn điệu mạnh trên C, thì bài toán EP(f, C) tồn tại duy nhất nghiệm.

Chứng minh. (i) Giả sử EP(f, C) có hai nghiệm x∗, y∗ ∈ C. Khi đó f(x∗, y∗)≥ 0 và f(y∗, x∗)≥0.

Thế nhưng, nếu f(x∗, y∗) ≥ 0 thì theo tính đơn điệu chặt ta phải có f(y∗, x∗)<0. Điều này mâu thuẫn với f(y∗, x∗)≥ 0.

(ii) Lấy x0 ∈ C bất kỳ. Do f(x0, .) nửa liên tục dưới và f(x0, x0) = 0 nên tồn tại µ sao cho

f(x0, v)≥ µ ∀v ∈C ∩B(x0,1).

trong đó B(x0,1) ký hiệu là hình cầu tâm x0, bán kính 1. Ta sẽ chỉ ra f thỏa mãn điều kiện bức (C1). Thật vậy, với x∈ C\B(x0,1) bất kỳ, ta có

λ= 1

kx0−xk < 1.

Khi đó, v = λx+ (1−λ)x0 ∈ ∩B(x0,1). Theo tính lồi của f(x0, .), ta thu được

Vì λ = 1

kx0−xk nên ta suy ra

f(x0, x)≥ µkx0−xk.

Từ đây áp dụng tính đơn điệu mạnh (với hằng số γ) của f, ta có f(x, x0)≤ −f(x0, x)−γkx−x0k2 ≤ −µkx0−xk −γkx−x0k2 ≤ −kx0−xk(µ+γkx−x0k). Do đó nếu kx−x0k >−µ γ thì f(x, x0)≤ −µkx0−xk −γkx−x0k2 < 0.

Bây giờ lấy tập compact U := C ∩B(x0, ) với > max{1,−µ, γ}, ta sẽ có f(x, x0)< 0 ∀x∈ C\U. Vậy tính bức của f được thỏa mãn. Do đó bài toánEP(f, C)có nghiệm. Tính duy nhất nghiệm được suy ra từ phần (i) do tính đơn điệu mạnh kéo theo đơn điệu chặt.

Bài toán cân bằng EP(f, C)có mối liên hệ chặt chẽ với bài toán sau, được gọi là bài toán đối ngẫu của EP(f, C)

Tìm y∗ ∈ C sao cho f(x, y∗)≤ 0 ∀x ∈C. (DEP) Ta ký hiệu tập nghiệm của bài toán đối ngẫu là DS. Mối quan hệ giữa hai bài toán này được thể hiện ở mệnh đề dưới đây.

Mệnh đề 2.1.3 (Xem [2]). Giả sử f : C×C →R là song hàm cân bằng. Khi đó

(i) Nếu f(x, .) là hàm lồi trên C với mọi x∈ C thì tập nghiệm DS lồi. (ii) Nếu f giả đơn điệu trên C, f(., y)nửa liên tục theo mỗi tia với mỗi y ∈ C

và f(x, .) lồi với mỗi x∈ C thì

Chứng minh. (i) Theo định nghĩa của bài toán (DEP), ta có DS ={y ∈C : f(x, y)≤0 ∀x∈ C}.

Do C lồi và f(x, .) lồi với mọi x ∈ C nên DS là giao của một họ vô hạn các tập lồi, do đó nó cũng là một tập lồi.

(ii) Do tính giả đơn điệu của f nên suy ra

Sol(f, C)⊆DS.

Ta chỉ cần chứng minh chiều ngược lại. Giả sử x∗ là nghiệm của bài toán đối ngẫu, tức là

f(x, x∗)≤ 0 ∀x∈ C.

Giả sử phản chứng x∗ không là nghiệm của bài toán EP(f, C). Khi đó tồi tại y∗ ∈ C sao cho

f(x∗, y∗)< 0.

Lấy yt := ty∗+ (1−t)x∗, do C lồi nên yt ∈ C với mọi t ∈ [0,1]. Do tính nửa liên tục trên theo tia của f(., y∗), ta có

lim

t→0f(ty∗+ (1−t)x∗)≤ f(x∗, y∗)< 0.

Vậy tồn tại t∗ ∈ [0,1] thỏa mãn f(yt∗, y∗ < 0. Khi đó, theo tính chất lồi của hàm f(yt∗, .), ta viết được

0 = f(yt∗, yt∗)≤ t∗f(yt∗, y∗) + (1−t∗)f(yt∗,x∗).

Vì f(yt∗, x∗) < 0 nên suy ra f(yt∗, x∗) > 0. Điều này mâu thuẫn với x∗ ∈DS.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) về một bài toán cân bằng tách và ứng dụng trong thị trường điện (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)