Tương lai, hướng phát triển

Một phần của tài liệu Báo cáo vật liệu bao bì sinh học từ tinh bột (Trang 46 - 47)

Tình trạng ô nhiễm môi trường do các bao plastic, ngoài ra nó còn làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng. Hiện nay càng nhiều người có ý thức bảo vệ môi trường sống, vì thế bao bì sinh học làm từ các nguyên liệu tự nhiên, rẻ, nhiều như tinh bột là một giải pháp lâu dài và có tính kinh tế cao. Chất dẻo sinh học hiện tại có giá thành cao hơn so với chất dẻo thông thường từ 20% cho đến 100%. Quá trình sản xuất chất dẻo hóa dầu đã được công nghiệp hóa trong nhiều thập kỉ nên đạt hiệu suất cao hơn so với sản xuất chất dẻo sinh học. Mặt khác, quá trình sản xuất chất dẻo sinh học cũng tồn tại những vấn đề như chất thải trong sản xuất hay việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và việc chuyển đổi từ rừng sang nông nghiệp gây mất cân bằng về lợi nhuận. Bạn cũng cần phải phân chia các loại chất dẻo có nguồn gốc khác nhau để giảm thiểu thiệt hại trong quá trình sản xuất, Khả năng phân hủy và tái chế cũng là một thách thức lớn. Vấn đề đầu tiên đó là có rất nhiều dạng phân hủy sinh học. Một số phân hủy dưới tác động của oxy và tia cực tím do đó chỉ cần để dưới ánh nắng mặt trời nhưng quá trình này cũng phải mất nhiều năm và giải phóng ra các hóa chất độc hại. Số khác lại đòi hỏi người dùng phải nắm rõ được cách thức phân hủy. Tệ hơn cả, quá trình phân hủy sẽ giải phóng ra khí mê-tan – nguy cơ gây hiệu ứng nhà kính còn cao hơn so với khí CO2.

Thị trường chất dẻo sinh học hiện tại phát triển chậm nhưng đều đặn và là một thị trường vô cùng tiềm năng nhưng nhìn chung ngành sản xuất chất dẻo sinh học vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết trước khi có thể thu được lợi nhuận từ chất dẻo sinh học.

Một phần của tài liệu Báo cáo vật liệu bao bì sinh học từ tinh bột (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w