phục vụ chuyên môn, chi mua sắm TSCĐ
Để kiểm soát tốt và hạn chế rủi ro xảy ra đối với khoản chi này thì nhà trường cần phân công công việc cụ thể khi mua sắm vật tư, trang thiết bị, TSCĐ không nên giao hoàn toàn cho Phòng HC-QT thực hiện tất cả các khâu như hiện nay. Ngoài ra, Phòng HC-QT phải luân chuyển cán bộ mua sắm 2 năm 1 lần để tránh tình trạng mua sắm ở chỗ quen biết và thông đồng với NCC. Bên cạnh đó, tác giả đề xuất hướng hoàn thiện quy trình mua sắm tài sản, vật tư, trang thiết bị để kiểm soát tốt và hạn chế rủi ro đối với quy trình này.
Trong quy chế CTNB của Trường cần bổ sung thêm hướng dẫn về mức chi đối với các khoản chi này cho phù hợp với tình hình thực tế và đúng theo quy định hiện hành của nhà nước nhằm giúp cho nhà trường kiểm soát các hoạt động này được thuận lợi hơn.
3.2.4. Giải pháp hoàn thiện tổ chức thông tin phục vụ kiểmsoát hoạt động thu và chi tại Trƣờng soát hoạt động thu và chi tại Trƣờng
- Hoàn thiện tổ chức chứng từ kế toán: hướng dẫn các quy trình và trình tự thanh toán kèm theo bộ mẫu chứng từ đối với một số khoản chi chủ yếu và đăng tải lên Website nội bộ Trường để CBVC nắm rõ. Phòng KH-TC nên phân công thêm 1 kế toán kiểm tra lại khâu ghi sổ, hạch toán chứng từ thu, chi của kế toán thanh toán.
- Hoàn thiện hệ thống báo cáo và phân tích phục vụ kiểm soát hoạt động thu và chi tại Trường: Hàng năm, lập thêm các báo cáophân tích tình hình thực hiện doanh thu và báo cáo phân tích tình hình thực hiện chi phí giúp nhà trường đánh giá việc khai thác nguồn thu trong năm có hiệu quả và có thực hiện tiết kiệm chi không?
- Tăng cường tính bảo mật của dữ liệu kế toán trên mềm kế toán: KTT cần phân quyền truy cập vào phần hành kế toán cho từngKTV và mỗi KTV sẽ có một mật khẩu sử dụng để chống tình trạng dữ liệu kế toán bị sửa đổi, sao chép; Thường xuyên thực hiện sao lưu dữ liệu kế toán để đề phòng dữ liệu kế toán bị hư hỏng.
3.2.5. Giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát tại Trƣờng
Để thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát các hoạt động thu, chi thì nhà trường cần ban hành quy định cụ thể về chế độ phụ cấp, về nhân sự, về kế hoạch hoạt động, về phương thức giám
sát…của Ban TTND để Ban TTND làm việc hiệu quả và tận tâm với công tác giám sát hoạt động thu, chi tại Trường.
KẾT LUẬN
Trong thời gian qua, công tác kiểm soát hoạt động thu và chi tại Trường Đại học Quảng Nam đã có nhiều tiến bộ, góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ tài sản, chống thất thoát, lãng phí tiền vốn ngân sách và cung cấp thông tin chính xác cho BGH để kịp thời có hướng giải quyết và điều hành mọi hoạt động tài chính của Trường.
Qua nghiên cứu Luận văn “Hoàn thiện kiểm soát hoạt động
thu và chi tại Trƣờng Đại học Quảng Nam” tác giả đã rút ra
những kết luận cơ bản sau:
Thứ nhất: Luận văn đã giới thiệu vấn đề nghiên cứu, đã hệ
thống hóa cơ sở lý luận về kiểm soát hoạt động thu và chi tại các cơ sở giáo dục Đại học công lập.
Thứ hai: Thông qua việc nghiên cứu thực trạng kiểm soát hoạt
động thu và chi tại Trường Đại học Quảng Nam, luận văn nêu lên thực trạng về nội dung các hoạt động thu, chi tại Trường; thực trạng kiểm soát hoạt động thu và chi tại Trường. Trên cơ sở đó luận văn cũng đã đánh giá những ưu điểm; những hạn chế đối với kiểm soát hoạt động thu và chi tại Trường Đại học Quảng Nam.
Thứ ba: Xuất phát từ những hạn chế đối với kiểm soát hoạt
động thu và chi tại Trường, tác giả đã đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát hoạt động thu và chi tại Trường.
Luận văn nhìn chung đã đáp ứng được yêu cầu, mục đích nghiên cứu đặt ra. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu do hạn chế về thời gian và nhận thức của bản thân nên không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định rất mong sự đóng góp ý kiến của Qúy Thầy (cô) giáo và Hội đồng bảo vệ để luận văn được hoàn thiện hơn.