Một bộ phận kinh doanh chỉ nên bị loại bỏ nếu doanh thu bộ phận tạo ra:
A. bù đắp được các chi phí biến đổi.
B. bù đắp được chi phí biến đổi và chi phí cố định tính được trực tiếp cho bộ phận.
C. không bù đắp được chi phí biến đổi; chi phí cố định trực tiếp và chi phí cố định chung phân bổ cho bộ phận.
D. không bù đắp được chi phí biến đổi và chi phí cố định tính được trực tiếp cho bộ phận.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: D. không bù đắp được chi phí biến đổi và chi phí cố định tính được trực tiếp cho bộ phận.
• Vì: Khi doanh thu bộ phận tạo ra không bù đắp được chi phí biến đổi và các chi phí cố định tính được trực tiếp cho bộ phận nghĩa là lợi nhuận bộ phận < 0. Khi loại bỏ bộ phận phần doanh thu mất đi < chi phí tiết kiệm được (chi phí biến đổi và chi phí cố định trực tiếp).
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Đâu là thông tin KHÔNG phù hợp cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn?
A. Chi phí biến đổi. B. Chi phí cố định.
C. Chi phí không chênh lệch. D. Chi phí chênh lệch.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: C. Chi phí không chênh lệch.
• Vì: Chi phí không chênh lệch là chi phí phát sinh trong tương lai nhưng không khác biệt giữa các phương án nên không phù hợp cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn.
BÀI TẬP
Công ty Thanh Tám chuyên bán lẻ các loại gỗ nguyên liệu đóng đồ nội thất. Công ty mới tiếp nhận được đơn hàng của một xưởng sản xuất bàn ghế X tấn (1 < X < 9) gỗ thông Pallet. Giá bán 1 tấn là 2,8 triệu đồng/tấn và bà Tám phải chịu toàn bộ chi phí đến khi kết thúc giao dịch. Giá mua gỗ bà Tám phải trả cho nhà cung cấp là 1,5 triệu đồng/tấn, chi phí vận chuyển 0,5 triệu đồng/tấn, chi phí bến bãi để tập kết gỗ là 4 triệu đồng. Nếu thực hiện đơn hàng bà Tám sẽ phải cắt bớt gỗ cho những đơn hàng hiện tại và các đơn hàng hiện tại đang mang lại lợi nhuận góp là 0,2 triệu đồng/tấn.
Bà Tám có nên chấp nhận đơn hàng không? Trả lời:
Giả sử X = 8 tấn
Doanh thu từ đơn hàng: 8 2,8 = 22,4 (triệu đồng).
Chi phí cho đơn hàng: (1,5 + 0,5) 8 + 4 = 20 (triệu đồng).
Lợi nhuận mất đi từ những đơn hàng hiện tại: 0,2 8 = 1,6 (triệu đồng).