TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu Bài giảng Thanh toán quốc tế: Bài 6 - TS. Hoàng Thị Lan Hương (Trang 25 - 31)

ĐIỀU 2: ĐỊNH NGHĨA

3.2. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC NGÂN HÀNG

Trách nhiệm của Ngân hàng phát hành (Điều 7 – UCP 600)

 Khi chứng từ xuất trình là phù hợp, ngân hàng phát hành có nghĩa vụ thanh toán nếu L/C có giá trị:

 Trả ngay, trả chậm hoặc chấp nhận bởi ngân hàng phát hành.

 Trả ngay bởi Ngân hàng được chỉ định nhưng ngân hàng được chỉ định đã không trả tiền.

 Trả chậm bởi ngân hàng được chỉ định và ngân hàng được chỉ định đã không cam kết trả tiền hoặc đã cam kết nhưng không trả tiền khi đến hạn.

 Chấp nhận bởi ngân hàng được chỉ định và ngân hàng được chỉ định đã không chấp nhận hối phiếu, hoặc đã chấp nhận nhưng không trả tiền khi hối phiếu đến hạn.

 Ngân hàng phát hành chịu ràng buộc không hủy ngang thực hiện thanh toán tính từ thời

điểm tín dụng được phát hành.

 Ngân hàng phát hành cam kết hoàn trả cho ngân hàng được chỉ định khi ngân hàng

được chỉ định đã thanh toán hoặc chiết khấu bộ chứng từ phù hợp và đã chuyển chứng từ cho ngân hàng phát hành.

Trách nhiệm của Ngân hàng xác nhận (Điều 8 – UCP 600)

 Khi chứng từ xuất trình là phù hợp, ngân hàng xác nhận có nghĩa vụ thanh toán nếu L/C có giá trị:

 Trả ngay, trả chậm hoặc chấp nhận bởi ngân hàng xác nhận.

 Trả ngay bởi Ngân hàng được chỉ định (ngân hàng được chỉ định) nhưng ngân hàng được chỉ định đã không trả tiền.

 Trả chậm bởi ngân hàng được chỉ định và ngân hàng được chỉ định đã không cam kết trả tiền hoặc đã cam kết nhưng không trả tiền khi đến hạn.

 Chấp nhận bởi ngân hàng được chỉ định và ngân hàng được chỉ định đã không chấp nhận hối phiếu, hoặc đã chấp nhận nhưng không trả tiền khi hối phiếu đến hạn.

 Khi chứng từ xuất trình là phù hợp, ngân hàng xác nhận phải chiết khấu miễn truy đòi, nếu L/C có giá trị chiết khấu tại ngân hàng xác nhận.

3.2. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC NGÂN HÀNG

Trách nhiệm của Ngân hàng xác nhận (Điều 8 – UCP 600) (tiếp)

 Ngân hàng xác nhận chịu ràng buộc không hủy ngang

đối với việc thanh toán hoặc chiết khấu kể từ thời điểm xác nhận L/C.

 Ngân hàng xác nhận cam kết hoàn trả tiền cho 1 ngân hàng được chỉ định khác khi ngân hàng này đã thanh toán hoặc đã chiết khấu đối với xuất trình phù hợp và đã chuyển chứng từ cho Ngân hàng xác nhận.

 Cam kết trả tiền của Ngân hàng xác nhận cho ngân hàng được chỉ định độc lập với cam kết của ngân hàng xác nhận đối với người thụ hưởng.

 Nếu 1 ngân hàng được ngân hàng phát hành ủy quyền xác nhận nhưng không sẵn sàng  phải thông báo ngay cho ngân hàng phát hành, có thể thông báo L/C mà không xác nhận.

Trách nhiệm của Ngân hàng thông báo (Điều 9 – UCP 600)

 Mục đích chuyển L/C cho ngân hàng thông báo: xác minh tính chân thật bề ngoài của L/C trước khi thông báo cho nhà xuất khẩu (xác minh chữ ký – nếu L/C phát hành bằng thư, khóa mã – nếu L/C phát hành bằng điện Telex, hoặc SWIFT CODE – nếu L/C phát hành bằng điện SWIFT).

 Bất kỳ L/C hoặc sửa đổi L/C nào không xác minh được tính chân thật bề ngoài  NHTB phải thông báo ngay cho ngân hàng phát hành.

 NHTB phải chuyển chính xác và đầy đủ các điều kiện và điều khoản của L/C hoặc sửa đổi L/C đã nhận được cho người thụ hưởng.

 NHTB không có trách nhiệm về các sai sót trong việc dịch hoặc giải thích các thuật ngữ chuyên môn, không chịu trách nhiệm về khả năng giao hàng của người hưởng, khả năng thanh toán của người yêu cầu.

3.2. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC NGÂN HÀNG

Trách nhiệm của Ngân hàng được chỉ định (Điều 12 – UCP 600)

Khi chứng từ xuất trình là phù hợp, ngân hàng được chỉ định được ngân hàng phát hành chỉ định để thực hiện:

 Trả ngay cho người thụ hưởng nếu L/C quy định “available with the nominated bank by sight payment”.

 Chấp nhận hối phiếu nếu L/C quy định “available with the nominated bank by acceptance”.

 Cam kết trả chậm nếu L/C quy định “available with the nominated bank by deferred payment”.

 Chiết khấu hối phiếu hoặc các chứng từ nếu L/C quy định “available with the nominated bank by negotiation”.

Tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ

 ngân hàng được chỉ định, ngân hàng phát hành, ngân hàng xác nhận (nếu có) có tối đa cho mỗi ngân hàng 5 ngày làm việc tiếp theo ngày xuất trình để quyết định việc xuất trình có phù hợp hay không.

 Các ngân hàng kiểm tra bề mặt của chứng từ để

quyết định chúng có phù hợp hay không.

• Việc xuất trình bản gốc chứng từ vận tải do người thụ hưởng hoặc đại diện người thụ

hưởng thực hiện không được muộn hơn 21 ngày theo lịch kể từ ngày giao hàng, nhưng trong bất cứ trường hợp nào cũng phải trong thời hạn có hiệu lực của Tín dụng.

Một phần của tài liệu Bài giảng Thanh toán quốc tế: Bài 6 - TS. Hoàng Thị Lan Hương (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)