thực hiện nhiệm vụ QLNN về FDI nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách, phát triển và hiện đại hóa, hội nhập quốc tế.
Chú trọng tăng cường kỷ luật, kỷ cương, thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh nơi công sở. Chấn chỉnh và xử lý nghiêm khắc các trường hợp CBCC vi phạm, nhất là trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
b. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong QLNN vềFDI. FDI.
Tỉnh cũng cần có phương án trang bị hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại để đáp ứng nhu cầu quản lý hiện đại. Bên cạnh đó, việc đào tạo để tăng cường kỹ năng sử dụng các trang thiết bị đó sao cho thật hiệu quả, đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng.
Nâng cao chất lượng các dịch vụ hướng dẫn qua Tổng đài hành chính công; hướng dẫn, hỗ trợ kê khai hồ sơ về hoạt động của FDI trực tuyến trên cổng dịch vụ công tỉnh, cổng dịch vụ công quốc gia; thực hiện các dịch vụ thanh toán điện tử; hướng dẫn thực hiện dịch vụ bưu chính công ích để giảm thời gian và chi phí đi lại.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tỉnh Quảng Nam là trọng điểm kinh tế của khu vực miền Trung và Tây Nguyên, là nơi hội tụ nhiều lợi thế, được hưởng các cơ chế, chính sách ưu đãi của nhà nước, là địa bàn có nhiều tiềm năng để thu hút và phát triển các DA FDI trong CN và du lịch. Tuy nhiên cho đến nay, do cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ, do hậu quả
nặng nề của chiến chiến, mặc dù hoạt động FDI đã có những bước phát triển đáng ghi nhận song chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh.
Thực trạng này đòi hỏi công tác QLNN về FDI cần phải được hết sức chú trọng, không ngừng được hoàn thiện để nâng tầm quản lý, thay đổi về chất để nâng cao hiệu quả quản lý.
Với cách nhìn của tác giả, đề tài xin đưa ra vài kiến nghị sau: (1) Tỉnh cần phải đầu tư chiều sâu cho công tác XTĐT, chú
trọng tới các NĐT Hoa Kỳ, Châu Âu và các công ty lớn có tiềm lực tài chính và nắm giữ công nghệ tiên tiến; cần quan tâm tới tác động của cách mạng CN 4.0 trong thu hút ĐTNN. (2) Cần kiến nghị với trung ương và bằng sự nỗ lực của tỉnh khẩn trương hoàn thiện hệ thống hạ tầng, nhất là các trục giao thông
đông – tây để mở rộng địa bàn đầu tư sang khu vực trung du và miền núi phía Tây, tạo sự phát triển hài hòa và kết nối với các tỉnh của CHDCND Lào.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã cố gắng phác họa bức tranh tổng quan về QLNN đối với các DA FDI trong CN với mong muốn đề xuất được một số giải pháp để hoàn thiện công tác QLNN về FDI trong CN của tỉnh. Tuy nhiên, với thời gian ngắn và trình độ còn hạn chế, sự phân tích của tác giả chưa thể bao quát hết các mặt, chưa thể đi sâu hơn và cụ thể hơn các vấn đề cần xem xét. Do vậy đề tài không thể tránh khỏi thiếu sót. Tác giả hy vọng rằng đề tài với tư cách là một tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách của tỉnh sẽ mang lại hữu ích cho cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH, đưa Quảng Nam trở thành tỉnh CN trong thời gian sớm nhất.