MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 25 - 29)

- Các sở, ngành chuyên môn rà soát, nghiên cứu các quy

định của Trung ương và tình hình thực tế của tỉnh để đề xuất chương trình, dự án bức thiết, có sức lan tỏa, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; đề xuất các cơ chế hỗ trợ đầu tư đối với các địa phương thuộc nhóm vùng trung du, núi thấp. Trong đó, chú trọng hơn cơ chế về công tác giải phóng mặt bằng để có lộ trình đầu tư phù hợp triển khai thực hiện dự án, khắc phục tối đa việc chậm giải ngân

vốn đầu tư công.

- Chú trọng đến công tác lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030; xây dựng với chất lượng cao các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, đồng thời tổ chức triển khai thực hiện đạt kết quả cao nhất. Kinh tế Nhà nước chỉ bảo đảm hiệu quả trong cung cấp các dịch vụ công và phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ. Đầu tư công cần phải tập trung vào phát triển dịch vụ và kết cấu hạ tầng có ưu tiên cao. Thúc đẩy các cơ hội cho hợp tác công tư nhằm giảm bớt gánh nặng cho các nguồn đầu tư công còn hạn chế.

- Về phê duyệt chủ trương đầu tư dự án: Để đẩy giảm bớt khối lượng công việc trình sang HĐND, đồng thời thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư triển khai thực hiện các dự án mới giai đoạn 2021 - 2025, đảm bảo quy định của Luật Đầu tư công 2019 về thời gian giải ngân trong 01 năm ngân sách, đề nghị HĐND tỉnh giao cho UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm C và báo cáo kết quả cho HĐND tỉnh tại kỳ họp gần nhất.

- Về điều chỉnh kế hoạch đầu tư công: Nhằm đảm bảo tính linh hoạt trong quản lý điều hành kế hoạch và giải ngân vốn đầu tư công trong 01 năm ngân sách; trên cơ sở Kế hoạch đầu tư công trung hạn được HĐND tỉnh Quyết nghị thông qua về danh mục, tổng mức vốn cho từng chương trình, dự án. Đề nghị HĐND tỉnh giao UBND tỉnh quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách địa phương để điều chuyển nguồn vốn giữa các ngành, lĩnh vực, chương trình và trong nội bộ các ngành, lĩnh vực, chương trình của các đơn vị sử dụng ngân sách địa phương nhằm đảm bảo kịp tiến độ sử dụng và giải ngân nguồn vốn trong

01 năm theo quy định và báo cáo HĐND tỉnh tại kỳ họp gần nhất.

KẾT LUẬN

Với nội dung nghiên cứu của luận văn được trình bày ở các phần trên đã minh chứng rằng, trong thời gian qua đầu tư công đã có tác động tích cực không những đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Nam mà cả trong lĩnh vực an sinh xã hội, thu hút đầu tư. Tuy nhiên hiệu quả đầu tư công chưa cao, do nền kinh tế tỉnh Quảng Nam có điểm xuất phát thấp nên phải đầu tư nhiều vào các công trình kết cấu hạ tầng, loại dự án này đòi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, tác động đến tăng trưởng GDP.

Với nhu cầu đầu tư giai đoạn tới rất lớn nhưng nguồn lực nhà nước có hạn, tỉnh cần có những cơ chế, chính sách hợp lý để các thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư, kinh doanh cơ sở hạ tầng bằng hình thức thích hợp để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, rút ngắn tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

Thực tế chứng minh rằng, sự phát triển của xã hội trong giai đoạn kinh tế thị trường hiện đại đã cho thấy đầu tư công hoàn toàn không mất đi mà trái lại nó tạo ra sự tái phân phối giữa các khu vực trong nền kinh tế mà Chính phủ là người đóng vai trò là một trung tâm của quá trình tái phân phối thu nhập thông qua các khoản đầu tư công.

Với ý nghĩa đó, đầu tư công đóng vai trò rất quan trọng trong giai đoạn nền kinh tế đang có những bước chuyển đổi nhằm sử dụng các nguồn vốn đầu tư có hiệu quả. Đặc biệt, trong thời kỳ đổi mới, đầu tư công chuyển mạnh sang đầu tư cho phát triển các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, cho sự nghiệp giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo và nguồn vốn từ ngân sách nhà nước có một vai trò rất lớn trong đầu tư công để tạo những bước đột phá phát triển đất nước. Bên cạnh đầu tư từ các khu vực ngoài quốc doanh, khu vực

24

nước ngoài, đầu tư công đã và đang đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên để đáp ứng đòi hỏi đặt ra cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, công tác quản lý đầu tư công cần phải có hiệu quả cao hơn nữa. Để giải quyết vấn đề này, thông qua việc đánh giá, phân tích tình hình quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh tác giả nhận thấy hiệu quả quản lý đầu tư công chưa cao. Do vậy tác giả đã đề xuất một số giải pháp để tỉnh có thể đưa vào áp dụng trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(29 trang)
w