Chỉ đạo các sở, ban ngành của tỉnh hướng dẫn huyện triển khai thực hiện các văn bản liên quan đến QLNN về GQVL liên quan đến vùng miền; Tiếp tục tăng cường công tác QLNN về GQVL; Nâng cao chất lượng bộ máy trực tiếp thực hiện chính sách QLNN về GQVL từ tỉnh đến cơ sở theo hướng chuyên nghiệp, tinh gọn, lồng ghép. Cần quan tâm đào tạo cán bộ tại chỗ, cán bộ người địa phương trên địa bàn các huyện khó khăn, đông đồng bào DTTS; Cần tập trung mọi nguồn vốn ưu đãi có nguồn gốc từ các ngân sách của Nhà nước vào một đầu mối là NHCSXH.
KẾT LUẬN
Phước Sơn là 1 trong 62 huyện nghèo của cả nước, là huyện miền núi cao của tỉnh Quảng Nam lực lượng lao động chủ yếu là làm nông nghiệp, thu nhập bình quân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Tuy trong thời gian qua, người lao động huyện đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư, hỗ trợ, tạo cơ hội trong GQVL, về cơ bản người lao động đã cơ bản ổn định được về thu nhập. Tuy nhiên, vấn đề việc làm cho người lao động tại huyện Phước Sơn vẫn đang là vấn đề bức xúc, còn khá đông lực lượng lao động dư thừa. Việc làm của người lao động tại huyện chưa thật sự ổn định, còn mang tính chất tạm thời, theo mùa vụ. GQVL cho người lao động trong giai đoạn hội nhập kinh tế đang là vấn đề cấp bách của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, đây là một trong những mục tiêu hàng đầu của Việt Nam xuyên suốt quá trình phát triển đất nước. Luận văn cũng đã phân tích được thực trạng QLNN về GQVL cho người lao động trên địa bàn huyện; đánh giá được kết quả mà huyện đã đạt được và chỉ ra những hạn chế trong công tác QLNN về GQVL cho người lao động trên địa bàn huyện trong thời gian vừa qua. Ngoài ra, luận văn còn đưa ra quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về GQVL cho người lao động tại huyện Phước Sơn. Trên cơ sở đó, để thực hiện hóa các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, sự quản lý của Nhà nước về GQVL thì hoạt động QLNN về GQVL có vai trò hết sức quan trọng, đảm bảo cho người lao động có đủ điều kiện, cơ hội để tìm kiếm việc làm ổn định, tạo thu nhập nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình, là yếu tố để đảm bảo được sự công bằng trong xã hội và tăng trưởng bền vững.