24Đơn vị: tỉ USD
KHU VỰC TRUNG Á.
Câu 1. Nhận định đúng nhất về đặc điểm vị trí của khu vực Tây Nam Á là:
A. Tiếp giáp với 3 châu lục B. Tiếp giáp với 2 lục địa.
C. Án ngữ đường giao thông từ Ấn Độ Dương sang Đại Tây Dương D. Các ý trên.
Câu 2. Ý nào sau đây biểu hiện rõ nhất vị trí chiến lược của khu vực Tây Nam Á:
A. Giáp với nhiều biển và đại dương. B. Nằm ở ngã bà của ba châu lục Á-Âu-Phi C. Có đường chí tuyến chạy qua.
31
D. Nằm ở khu vực có khí hậu nhiệt đới.
Câu 3. Nguồn tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của khu vực Tây Nam Á là:
A. Than và Uranium B. Dầu mỏ và khí tự nhiên. C. Sắt và đồng.
D. Vàng và kim cương.
Câu 4. Dầu mỏ và khí tự nhiên của khu vực Tây Nam Á tập trung chủ yếu ở:
A. Ven biển Đỏ. B. Ven Địa Trung Hải. C. Ven biểm Caxpi. D. Ven vịnh Péc-xích
Câu 5. Về mặt tự nhiên khu vực Tây Nam Á và Trung Á:
A. Đều nằm ở vĩ đỗ rất cao.
B. Đều có khui hậu lạnh nhưng lại có tiềm năng lớn thủy sản. C. Đều có khí hậu nóng ẩm và tài nguyên rừng giàu có.
D. Đều có khí hậu khô hạn nhưng lại có tiềm năng lớn về dầu mỏ và khí tự nhiên.
Câu 6. Đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực Tây Nam Á là;
A. Phần lớn lãnh thổ là rừng rậm, vàng có ở nhiều nơi. B. phần lớn lãnh thổ là hoang mạc, dầu mỏ có ở nhiều nơi. C. có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, tài nguyên sinh vật phong phủ. D. phần lớn lãnh thổ là núi cao, đồng và sắt có ở nhiều nơi.
Câu 7. Diện tích của khu vực Tây Nam Á rộng khoảng:
A. 5 triệu Km2 B. 6 triệu Km2
C. 7 triệu Km2 D. 8 triệu Km2
Câu 8. Khu vực Tây Nam Á bao gồm:
A. 20 quốc gia và vùng lãnh thổ B. 21 quốc gia và vùng lãnh thổ C. 22 quốc gia và vùng lãnh thổ D. 23 quốc gia và vùng lãnh thổ
Câu 9. Khu vực Tây Nam Á là một điểm nóng trên thế giới thường xuyên chịu sự can thiệp vụ lợi
của các thế lực bên ngoài là do:
A. có nguồn tài nguyên vàng và kim cương với trữ lượng lớn. B. có nguồn tài nguyên thủy sản phong phú.
32
C. có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp
D. có vị trí địa lý mang tính chiến lược giáp 3 châu lục và dầu mỏ có trữ lượng lớn.
Câu 10. Phần lớn dân cư của khu vực Tây Nam Á theo:
A. Phật giáo B. Ân Độ giáo. C. Thiên chúa giáo. D. Hồi giáo.
Câu 11 .Tôn giáo có ảnh hưởng sâu và rộng trong khu vực Tây Nam Á là:
A. đạo Hin Đu. B. Phật giáo C. Hồi giáo. D. Thiên chúa giáo.
Câu 12. Đặc điểm nào sau đây không đúng với tự nhiên của khu vực Trung Á:
A. giàu tài nguyên thiên nhiên nhất là dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, tiềm năng thủy điện, sắt, đồng B. điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhất trồng trọt,
C. có nhiều các thảo nguyên thuận lợi cho việc chăn thả gia súc. D. khí hậu khô hạn.
Câu 13. Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm dân cư xã hội của khu vực Trung Á:
A. đa dân tộc.
B. có mật độ dân số cao.
C. tỉ lệ dân theo đạo Hồi cao (trừ Mông cổ).
D. từng có “con đường tơ lụa” đi qua nên tiếp thu được nhiều giá trị văn hóa của cả phương Đông và phương Tây.
Câu 13. Diện tích các quốc gia sau đây, khu vực Trung Á là khoảng
A. 4,6 triệu km2 B. 5.6 triệu km2
C. 6.4 triệu km2 D. 6.5 triệu km2
Câu 14. Trong số các quốc gia sau đây, quốc gia không thuộc khu vực Trung Á là:
A. Áp-ga-ni-xtan B. Ca-dắc-xtan
C. Tát-ghi-ki-xtan D. Ư-dơ-bê-ki-xtan
Câu 15. Khu vực Trung Á có số các quốc gia là:
A. 5 B. 6 C.7 D. 8
Câu 16. Điểm giống nhau về mặt xã hội của khu vực Trung Á và khu vực Tây Nam Á là:
A. Dân số đông và gia tăng dân số cao.
B. Xung đột sắc tộc, tôn giáo và khủng bố diễn ra thường xuyên. C. Phần lớn dân cư theo đạo Phật.
D. Có mật độ dân số cao.
Câu 17. Nguyên nhân chính của tình trạng đói nghèo của khu vực Trung Á và khu vực Tây Nam Á
là do:
33
B. chiến tranh, xung đột. C. có nhiều thiên tai.
D. sự khắc nghiệt của thiên nhiên.
Câu 18. Dựa vào biểu đồ (hình 5.8 – SGK, tr.31):
Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ đó:
A. Trung Á là khu vực có sản lượng dầu thô khai thác nhiều thứ hai trên thế giới. B. Đông Á khu vực có sản lượng dầu thô tiêu dùng nhiều nhất trên thế. giới C. Tây Nam Á là khu vực có sản lượng dầu thô khai thác nhiều nhất trên thế giới D. Bắc Mĩ có có sản lượng dầu thô khai thác nhiều hơn sản lượng dầu thô tiêu dùng.
Câu 19. Dựa vào biểu đồ ở câu 18, hãy cho biết lượng dầu thô chênh lệch giữa khai thác và tiêu
dùng của khu vực nào nhiều nhất?
A. Bắc Mĩ. B. Tây Âu C. Tây Nam Á D. Đông Nam Á
Câu 20. Dựa vào biểu đồ ở câu 18, hãy cho biết các khu vực có khả năng xuất khẩu dầu của thế giới
là:
A. Bắc Mĩ, Tây Âu. B. Đông Nam Á và Đông Á.
C. Đông Âu và Tây Âu. D. Tây Nam Á, Nga, Trung Á.
Câu 20. So với toàn thế giới, trữ lượng dầu mỏ của Tây Nam Á chiếm khoảng
A. trên 40% B. trên 45%
C. trên 50% D. trên 55%
Câu 21. Bốn quốc gia có trữ lượng giàu mỏ lớn nhất trong khu vực Tây Nam Á xếp theo thứ tự từ
lớn đến nhỏ là:
A. Ả-rập-xê-út, Iran, Irăc, Cô-oét B. Iran, Ả-rập-xê-út, Irắc, Cô-oét C. Irắc, Iran, Ả-rập-xê-út, Cô-oét D. Cô-oét, Ả-rập-xê-út, Iran, Irac
Câu 22. Dựa vào hình sau:
Cho biết khu vực nào sau đây có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới? A. Châu Á và Châu Đại Dương B. Mỹ la tinh
C. Bắc Mĩ D. Trung Đông