Chu trình ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản lý tài chính công - Bài 3: Ngân sách nhà nước (Trang 27 - 29)

c. Cắt giảm chi tiêu, tăng thuế…

3.4.2. Chu trình ngân sách nhà nước

Chu trình ngân sách là thuật ngữ dùng để chỉ toàn bộ hoạt động của một ngân sách kể từ khi bắt đầu hình thành cho tới khi kết thúc chuyển sang ngân sách mới. Một chu trình ngân sách gồm 3 giai đoạn nối tiếp nhau, đó là lập ngân sách, chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách.

Các giai đon ca chu trình ngân sách nhà nước

Chu trình ngân sách bao gồm 3 giai đoạn là lập dự toán ngân sách nhà nước, chấp hành ngân sách nhà nước và quyết toán ngân sách nhà nước.

Lập dự toán ngân sách nhà nước là quá trình phân tích, đánh giá, tổng hợp, lập dự toán nhằm xác định các chỉ tiêu về thu ngân sách và chi ngân sách của nhà nước có thể đạt được trong năm ngân sách, đồng thời xác định các biện pháp chủ yếu về kinh tế – tài chính để đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu về ngân sách đã định ra.

Chấp hành ngân sách nhà nước là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi ngân sách ghi trong dự toán ngân sách nhà nước năm trở thành hiện thực.

Quyết toán ngân sách nhà nước là giai đoạn cuối cùng của một chu trình ngân sách nhà nước. Mục đích của quyết toán ngân sách nhà nước là tổng kết đánh giá lại toàn

Bài 3: Ngân sách nhà nước

bộ quá trình thu, chi ngân sách trong một năm ngân sách. Quyết toán ngân sách nhà nước sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về quản lý điều hành thu, chi ngân sách nhà nước cho những cơ quan nhà nước có thẩm quyền như: Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Chính phủ, các nhà tài trợ, người dân... từ đó rút ra các ưu điểm, nhược điểm và bài học kinh nghiệm cho chu trình ngân sách nhà nước tiếp theo.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản lý tài chính công - Bài 3: Ngân sách nhà nước (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)