Doanh thu cận biên

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế học vi mô - Bài 5: Sản xuất, chi phí, lợi nhuận (Trang 30 - 31)

Doanh thu cận biên là số tiền gia tăng thu được khi bán thêm một đơn vị hàng hóa. Doanh thu cận biên tính như sau:

MR = ∆TR/∆Q hay = TR’(Q)

Trong công thức trên, ∆TR chính là doanh thu có thêm được khi bán thêm một đơn vị hàng hóa và ∆Q là lượng hàng hóa bán thêm ra thị trường. Lưu ý, doanh thu cận biên có quan hệ chặt chẽ với giá. Nếu giá hàng hóa không đổi, thì doanh thu cận biên bằng giá bán của hàng hóa đó. Ví dụ trên, khi giá bán gạo không đổi, nếu bán thêm một bao gạo thì doanh thu biên thu nhận được bằng giá bán một bao gạo tức là 200.000VNĐ. Nếu giá không cố định thì MR thay đổi như thế nào? Ở đây đang nói tới sản xuất trong ngắn hạn và đang nghiên cứu hành vi của một doanh nghiệp, vì vậy khi bán

Bài 5: Sản xuất – Chi phí – Lợi nhuận

hàng ra thị trường, nếu doanh nghiệp muốn tăng thêm doanh thu họ thường phải giảm giá hàng bán (trong trường hợp doanh nghiệp độc quyền là đúng nhất trong tình huống này). Khi giảm giá hàng bán thì doanh thu cận biên luôn nhỏ hơn giá của hàng bán đó. Chúng ta có thể thấy điều này qua bảng 4.4.

Bảng 5.4: Mối quan hệ giữa giá, sản lượng với doanh thu biên

Q P TR MR 0 - 0 - 1 15 15 15 2 14 28 13 3 13 39 11 4 12 49 9

Ngoài ra, mặc dù P và Q là một đại lượng không âm nhưng doanh thu biên có thể là dương, bằng không thậm chí là âm. Chúng ta có thể thấy để tăng số lượng hàng hóa bán ra trên thị trường thì càng phải hạ giá bán. Khi giá bán hạ xuống quá thấp có thể làm cho doanh thu có được ở mức giá đó thấp hơn doanh thu có được ở mức giá cao hơn trước đó. Khi đó doanh thu cận biên là âm.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế học vi mô - Bài 5: Sản xuất, chi phí, lợi nhuận (Trang 30 - 31)