3. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Giới thiệu về cuộc khảo sát
Chúng tôi đã phỏng vấn thành công 1.232 hộ gia đình trong quá trình khảo sát. Bảng 2 cho thấy số cuộc phỏng vấn thực hiện ở mỗi xã/phường trong quá trình khảo sát. Bảng này cũng cho thấy tỷ lệ số hộ có ít nhất một thành viên di cư trong xã/ phường. Hầu như 2/3 (65%) số hộ được phỏng vấn đều có thành viên di cư, nghĩa là có ít nhất một thành viên chuyển đến sinh sống ở một địa điểm khác trong ít nhất ba tháng trong 10 năm qua. Trong một số trường hợp, các cá nhân này đã quay trở về. Tuy nhiên họ có thể vẫn đang sinh sống ở nơi khác, hoặc có thể di chuyển giữa nơi ở cũ và mới trong một thời gian dài. Bảng 2 cho thấy tỷ lệ các gia đình có thành viên di cư giữa các xã/ phường khá khác nhau.
Bảng 2. Số hộ gia đình được phỏng vấn trong mỗi xã/phường, và tỷ lệ số gia đình có thành viên di cư
trên tổng số gia đình được phỏng vấn
Tỉnh/thành phố Xã, phường được phỏng vấnSố hộ Hộ gia đình có người di cư
Thành phố Hồ Chí Minh Bình Thuận 200 37%
Tân Phú 200 73%
Long An Vĩnh Thạnh 205 46%
Vĩnh Lợi 206 95%
Cà Mau Tân Ân 208 56%
Đất Mũi 213 84%
Tổng 1.232 65%
Nguồn: Khảo sát của dự án MECLEP, 2015.
Chương này trình bày các phát hiện từ dữ liệu khảo sát thực địa của nghiên cứu về biến đổi khí hậu, di cư và tác động của chúng tại đồng bằng sông Cửu Long. Nội dung phân tích chính trong phần này là thông tin từ các hộ gia đình tham gia khảo sát tại các địa điểm nói trên. Các phân tích về chính sách trên cơ sở các dữ liệu khác của nghiên cứu như các cuộc họp với các bên liên quan và phỏng vấn sâu sẽ được đề cập đến ở chương tiếp theo. Các câu hỏi chính của chương này là:
Đặc điểm kinh tế - xã hội của các hộ gia đình có một, một vài hoặc tất cả thành viên quyết định di cư (bao gồm tái định cư, di cư tự phát hay tạm lánh) là gì?
Các hộ gia đình này gặp những áp lực môi trường nào?
Tác động của việc di cư đối với các hộ gia đình, địa phương nơi họ rời đi và chuyển đến là gì?
18 4. Các phát hiện từ thực tế: Áp lực môi trường và di cư ở đồng bằng sông Cửu Long