Bài học kinh nghiệm:

Một phần của tài liệu Một số kinh nghiệm dạy học theo hướng tích cực và giáo dục kĩ năng phát triển trong giờ thể dục (Trang 27 - 29)

Trong các hoạt động của nhà trường thì hoạt động dạy và học là hoạt động trung tâm, vì thế người giáo viên không thể tách rời hoạt động dạy học nhằm hoàn thành chương trình, đạt mục tiêu của trường đề ra. Muốn tổ chức hoạt động GDTC đạt hiệu quả người giáo viên phải biết lựa chọn và xử lý linh hoạt các biện pháp quản lý phù hợp với thực tế của trường.

Cụ thể:

Một là: Người giáo viên phải trang bị cho mình một vốn kiến thức nhất định, rèn luyện năng khiếu để để đáp ứng yêu cầu trong từng tiết dạy, luôn luôn tạo niềm tin cho mình và cho học sinh bằng hình ảnh, việc làm cụ thể.

Hai là: Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thành công trong tiết dạy là khả năng truyền đạt của giáo viên, phải dồn hết tâm huyết và trách nhiệm vào việc giảng dạy, tránh dạy qua loa làm ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập của học sinh.

Ba là: Quan tâm giúp đỡ, kịp thời nhắc nhở học sinh luyện ngay từ những buổi học đầu tiên giúp các em thích thú say mê học tập.

Bốn là: Giáo viên tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng khiếu trong từng tiết dạy, động viên khích lệ tinh thần những học sinh không có năng khiếu giúp các em có niềm tin phấn đấu.

Năm là: Giáo viên phải xây dựng được “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Mà bản thân người giáo viên phải thực sự gần gũi để các em có thể cảm nhận được niềm vui, sự quan tâm chia sẽ. Tạo được niềm tin đối với các em, để các em không nản lòng khi gặp khó khăn trong học tập, trong cuộc sống. Sáu là: Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, tập trung vào việc phát huy tính tích cực của học sinh . Thường xuyên sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù của môn học giúp học sinh nhanh chóng có được kiến thức và kĩ năng cơ bản; hướng dẫn học sinh biết tự quản và cùng tham gia vào quá trình đánh giá.

Bảy là: Dành nhiều thời gian cho học sinh được tập luyện, hoạt động, vui chơi và tự tổ chức, điều khiển tập luyện dưới sự giám sát của giáo viên; phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh trong tập luyện; chú ý đặc điểm cá biệt của mỗi học sinh: ưu tiên sử dụng chia tổ, nhóm để tập luyện và tổ chức tập luyện theo hình thức phân nhóm quay vòng và phân nhãm không quay vòng, tại chỗ và di động, hình thức tập luyện "nước chảy".

Tám là: Kết hợp nội dung học tập với trò chơi ở mức hợp lý; thường xuyờn áp dụng phương pháp trò chơi, thi đấu và điều chỉnh lượng vận động vừa sức cho học sinh.

Chín là: Khi dạy học cần giải thích ngắn gọn, nên liên hệ với những điều học sinh đó biết: linh hoạt tổ chức tập luyện phù hợp với nội dung cũng như yêu cầu của bài học. Yêu cầu học sinh luyện tập tích cực, tự giác và mạnh dạn, tạo cơ hội để học sinh tham gia vào các hoạt động ,giúp đỡ nhau trong tập luyện. Phối hợp chặt chẽ với cán sự môn học, tổ chức học sinh tập luyện làm cho giờ học luôn tự nhiên, nhẹ nhàng và sinh động. Đồng thời thực hiện tốt việc chuẩn bị bài dạy như soạn bài, chuẩn bị phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học, luyện tập các động tác, bài tập kĩ thuật thể thao để làm …

Phương pháp giảng dạy của người giáo viên là một thành tố vô cùng quan trọng tạo nên yếu tố của sự thành công trong công tác dạy và học. Người giáo viên cần có phương pháp giảng dạy;có kiến thức tâm lý học; hiểu biết đặc điểm tâm sinh lý học sinh;…để truyền thụ cho học sinh một cách rõ ràng, chắc chắn. Khi giảng dạy cho học sinh;

Một phần của tài liệu Một số kinh nghiệm dạy học theo hướng tích cực và giáo dục kĩ năng phát triển trong giờ thể dục (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w