hoạt động tiết hoocmôn insulin có tác dụng chuyển glucozo thành glicogen tích trữ trong gan và cơ.
- Khi lượng đường trong máu giảm dưới mức 0,12% sẽ kích thích tế bào anpha hoạt động tiết glucagon có tác dụng biến glicogen thành glucozo để nâng tỉ lệ đường huyết trở lại bình thường.
* Khi lượng đường trong máu giảm mạnh sau các hoạt động mạnh hoặc đói kéo dài, thì còn có thêm sự phối hợp hoạt động 2 tuyến trên thận. Tuyến này tiết hoocmon cooctizon để chuyển hóa lipít và prôtêin thành glucôzơ để tăng đường huyết trở về mức ổn định.
* VD: Học sinh phải nêu rõ sự rối loạn hoạt động của tuyến nội tiết và hậu quả. - Bệnh tiểu đường: do cơ thể không sản xuất ra hoocmôn insulin để chuyển glucôzơ thừa thành glicôgen để tích trữ dẫn đến lượng đường
trong máu cao vượt mức 0,12% là nguyên nhân dẫn đến tiểu đường.
(HS có thể nêu hiện tượng người khổng lồ, người tí hon, bệnh bướu cổ, bệnh bazơđô).
Câu 3: a. Hãy nêu quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận
?
b. Nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận và sỏi bóng đái ? Cách phòng tránh các bệnh đó.
Trả lời:
a. Qúa trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận: + Lọc máu
+ Hấp thụ lại + Bài tiết tiếp
b. Nguyên nhân dẫn đến sỏi thận và sỏi bóng đái: Các chất vô cơ và hữu cơ trong nước tiểu như axit uric, can xi, photphat. Oxalat, xistein,…có thể bị kết tinh ở nồng độ quá cao và PH thích hợp tạo nên viên sỏi.
- Cách phòng tránh: Không ăn các thức ăn có nguồn gốc tạo sỏi : như ăn nhiều protein từ thịt,các loại muối có khả năng kết tinh
Nên uống đủ nước, ăn các thức ăn lợi tiểu, khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay không nên nhịn lâu.
Câu 4: a. Mỗi phút động mạch thận của một người đưa 1 lít máu vào thận, 40%
số đó là hồng cầu không qua được lỗ lọc. Khi đo ở động mạch đi thấy chỉ còn 480 ml. Hãy tính lượng nước tiểu đầu hình thành trong một tuần của người đó. b. Nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận và sỏi bóng đái? Cách phòng tránh các bệnh đó.
a .Mỗi phút thể tích máu đi vào thận là: 1000 ml. Thể tích hồng cầu không qua lỗ lọc: 400 ml
Thể tích huyết tương vào cầu thận mỗi phút: 600 ml
Khi đo ở động mạch đi còn 480 ml nghĩa là có 120 ml lọt qua lỗ lọc sang nang cầu thận tạo nước tiểu đầu đầu.
Vậy lượng nước tiểu đầu hình thành mỗi ngày là: 120 x 1440 = 172800 ml hay172,8 lit. Suy ra lượng nước tiểu đầu hình thành trong một tuần là:172,8 x 7 =1209,6 lit
b. Nguyên nhân dẫn đến sỏi thận và sỏi bóng đái:
- Các chất vô cơ và hữu cơ trong nước tiểu như axit uric, muối canxi, muối photphat, Oxalat,…có thể bị kết tinh ở nồng độ quá cao và PH thích hợp hoặc gặp những điều kiện đặc biệt khác tạo nên viên sỏi.
- Cách phòng tránh: Không ăn các thức ăn có nguồn gốc tạo sỏi như ăn nhiều protein từ thịt, các loại muối có khả năng kết tinh. Nên uống đủ nước, ăn các thức ăn lợi tiểu, khi muốn đi tiểu nên đi ngay không nên nhịn lâu.
Câu 5 : Mùa hè đến, thời tiết nắng nóng cộng thêm việc lao động nặng nhọc dẫn
đến chúng ta cảm thấy rất khát nước.
a. Khi lao động nặng như vậy, cơ thể có những phương thức tỏa nhiệt nào? Lượng nước tiểu ở người ngày lao động nặng đó tăng hay giảm? Vì sao khi trời nóng ta nhanh khát nước hơn?
b. Tuy nhiên, vào ngày thời tiết mát mẻ nhưng nếu ta ăn mặn hơn thường ngày thì ngày hôm đó ta vẫn khát nước nhanh hơn? Tại sao? Lượng nước tiểu ở người ngày hôm đó tăng hay giảm?
c. Theo các bác sĩ khuyến cáo nếu ta thường xuyên ăn mặn sẽ dẫn đến bệnh lý về tim mạch. Theo em, ăn mặn thường xuyên có thể dẫn đến bệnh lý tim
mạch nào? Tại sao?
d. Chính nhờ khuyến cáo đó của bác sĩ mà nhiều người đã từ bỏ thói quen ăn mặn để có thói quen tốt giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Theo em, đó là kết quả
của quá trình nào trong hoạt động thần kinh cấp cao ở người? Ý nhĩa của quá trình đó trong đời sống con người?
Trả lời:
+ Tiết mồ hôi.
+ Lượng nước tiểu giảm.
+ Cơ thể chống nóng bằng bài tiết mồ hôi, thoát hơi nước qua hô hấp để thoát nhiệt nên cơ thể mất nhiều nước vì vậy chóng khát.
+ Ăn mặn làm cho lượng muối trong cơ thể tăng dần dẫn đến nhu cầu uống
nước nhiều đề loại bớt muối ra khỏi cơ thể. + Lượng nước tiểu sẽ tăng.
+ Huyết áp cao.
+ Ăn mặn làm nồng độ Na+ trong huyết tương của máu cao và bị tích tụ hai bên thành mạch máu, dẫn đến tăng áp suất thẩm thấu của mao mạch, mạch máu hút nước tăng huyết áp → gây bệnh huyết áp cao.
+ Hình thành (thành lập) và ức chế phản xạ có điều kiện.
+ Ý nghĩa: Cơ sở hình thành thói quen, tập quán tốt và nếp sống có văn hóa.
Câu 6:
1. Trình bày sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận? 2. Phân biệt nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức?
Trả lời:
Quá trình tạo thành nước tiểu tại các đơn vị chức năng của thận :
- Máu theo động mạch đến tới cầu thận với áp lực cao tạo ra lực đẩy nước và các chất hoà tan có kích thước nhỏ đi qua lỗ lọc(30- 40A0) trên vách mao mạch vào nang cầu thận. Các tế bào máu và các phân tử Prôtêin có kích thước lớn nên không qua được lỗ lọc. Kết quả là tạo ra nước tiểu đầu trong các nang cầu thận. - Nước tiểu đầu đi qua ống thận, ở đây xảy ra 2 quá trình: Quá trình hấp thụ lại nước và các chất cần thiết (chất dinh dưỡng, các iôn khoáng Na+,Cl, …),quá trình bài tiết tiếp các chất độc và các chất không cần thiết khác như: Axit Uric, Urê, .... Kết quả tạo thành nước tiểu chính thức.
Phân biệt nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức:
Nước tiểu đầu Nước tiểu chính thức Chứa nhiều chất dinh dưỡng. Gần như không còn các chất
dinh dưỡng.
Nồng độ các chất hòa tan loãng. Nồng độ các chất hòa tan đậm đặc
Chứa ít các chất cặn bã, chất độc hơn Chứa nhiều các chất cặn bã, chất độc
VII. Da