Lợi ích của bao thanh toán Đối với bên bán hàng

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị Ngân hàng thương mại - Bài 5: Các nghiệp vụ tín dụng (Trang 27 - 29)

Đối với bên bán hàng

Thứ nhất, bên bán hoàn toàn có thể tăng lượng vốn lưu động và khả năng thanh khoản do được tài trợ ứng trước. Bên bán được cải thiện tình hình ngân quỹ, được cung cấp nguồn tài chính để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định. Điều này cho phép bên bán tận dụng lợi thế chiết khấu khi bán hàng, đương đầu với nhu cầu hàng hóa lưu kho tăng cao và đáp ứng được những yêu cầu tài trợ mang tính thời vụ.

Thứ hai, bên bán nâng cao hiệu quả hoạt động nhờ chuyên môn hóa sản xuất. Người

bán không còn phải tốn chi phí để duy trì và điều hành một bộ phận chuyên trách việc xem xét khách hàng có đủ điều kiện mua chịu hay không, cũng như phải kiểm tra và thu hồi các khoản nợ này nữa. Với kinh nghiệm, nguồn lực vật chất và nguồn nhân lực được đào tạo bài bản của mình, các tổ chức bao thanh toán sẽ giải quyết nhanh chóng, chuyên nghiệp và hiệu quả mọi vấn đề liên quan đến các hóa đơn và việc thu hồi nợ.

Thứ ba, vì tài sản thế chấp không còn là điều kiện bắt buộc nên bên bán có thể giải quyết được nhu cầu cấp bách về vốn. Đây có thể được coi là vấn đề rất quan trọng đối với những quốc gia mà công nghệ ngân hàng chưa phát triển đến trình độ cao, việc quyết định cấp tín dụng hay không phần lớn phụ thuộc vào tài sản đảm bảo của khách hàng.

Bài 5: Các nghiệp vụ tín dụng

Thứ tư, bên bán có cơ hội tiếp cận với những cơ hội giao thông quốc tế, khi bao thanh toán được áp dụng rộng rãi, được sự tư vấn của đơn vị bao thanh toán để hạn chế những rủi ro trong quan hệ mua bán với các nước khác tới mức thấp nhất.

Đối với bên mua hàng

Khi tham gia bao thanh toán, bên mua hàng dễ đàm phán điều khoản thanh toán tốt hơn (tăng thời hạn trả chậm) với bên bán hàng, có thể tập trung thanh toán cho các nhà cung cấp về một ngân hàng và nhanh chóng đặt hàng mà không bị trì hoãn do các trở ngại về vấn đề thiếu vốn từ đơn vị sản xuất.

Đối với đơn vị bao thanh toán (ngân hàng)

Tạo được một nguồn doanh thu không nhỏ từ nghiệp vụ bao thanh toán (phí, lãi suất), đồng thời đa dạng hóa dịch vụ, hướng tới các dịch vụ trọn gói, tăng tính cạnh tranh, nâng cao uy tín, thương hiệu của ngân hàng.

Đối với các quốc gia áp dụng bao thanh toán

Thứ nhất, việc áp dụng bao thanh toán thường xuyên và hiệu quả sẽ giúp tăng cao lợi thế cạnh tranh và thu hút giao thương quốc tế trong điều kiện quốc gia đó còn nhiều hạn chế về luật thương mại, hệ thống luật phá sản và kinh nghiệm quản lý. Đặc biệt là trong hoạt động giao thương quốc tế, các bên rất hạn chế giao dịch đối với bên mua tại các quốc gia có luật thương mại yếu kém vì cơ sở giao dịch không được bảo đảm. Điều này cũng đồng nghĩa với sự phát triển của quốc gia đó có nhiều hạn chế, sự hấp dẫn đầu tư cũng giảm sút.

Thứ hai, bao thanh toán đem lại lợi thế đối với việc tài trợ các khoản phải thu giữa các

quốc gia. Trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập hóa như hiện nay thì việc giao thương mua bán giữa các quốc gia, giữa các công ty của quốc gia này với các công ty của quốc gia khác là điều rất thường xuyên. Thông qua sản phẩm bao thanh toán, những quốc gia của bên bán có thể tăng cường tài trợ trực tiếp cho bên bán để tăng cường phát triển kinh tế nhưng cũng đồng thời đảm bảo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

Bài 5: Các nghiệp vụ tín dụng

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị Ngân hàng thương mại - Bài 5: Các nghiệp vụ tín dụng (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)