Sổ kế toán có thể ở dạng nào trong các dạng sau?
a. Vừa ở dạng tờ rời, vừa dạng quyển; b. Dạng tờ rời.
c. Dạng file dữ liệu điện tử trong các phần mềm kế toán; d. Dạng quyển.
Sổ kế toán được thiết kế như thế nào?
a. Dạng bảng biểu (các cột có mối quan hệ với nhau). b. Dạng ghi chép tự do.
c. Vừa có bảng biểu vừa ghi chép tự do. d. Dạng sơ đồ
Vì:Sổ kế toán được thiết kế dạng bảng biểu, không ở dạng ghi chép tự do. (Đảm bảo tính khoa học và quan hệ đối ứng của kế toán)
Số liệu trên bảng cân đối kế toán năm N là số liệu của:
a. Năm báo cáo và các năm trước năm báo cáo b. Năm báo cáo (năm N)
c. Năm trước năm báo cáo (năm N-1) d. Tuỳ từng trường hợp
Vì:Xem mục Bảng cân đối kế toán
Số tiền doanh nghiệp đem đi góp vốn liên kết với công ty khác được hạch toán như thế nào?
a. Ghi tăng khoản đầu tư dài hạn của doanh nghiệp b. Ghi giảm nguồn vốn của doanh nghiệp
c. Ghi tăng nguồn vốn của doanh nghiệp d. Ghi tăng khoản phải thu của doanh nghiệp
Vì:Khoản doanh nghiệp đầu tư góp vốn với công ty khác được ghi giảm khoản tài sản đem đi góp vốn và ghi tăng khoản đầu tư dài hạn (đầu tư là một trong các hoạt động của doanh nghiệp nên khoản tiền/ tài sản mang đi đầu tư không ghi giảm vốn kinh doanh)
Số tiền nhận được khi đơn vị cho thuê hoạt động TSCĐ được ghi:
a. Tăng lợi nhuận chưa phân phối.
b. Tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
c. Tăng thu nhập khác. d. Tăng doanh thu tài chính.
Vì:Cho thuê hoạt động tài sản cố định không thuộc hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp nên khoản thu từ hoạt động này sẽ được ghi nhận vào thu nhập khác.
Sự khác nhau cơ bản của các hình thức sổ kế toán là gì?
a. Số lượng sổ, mối quan hệ giữa các sổ, kết cấu, mẫu sổ, trình tự, phương pháp ghi chép; b. Màu sắc
c. Các ghi chép, lưu trữ d. Kiểu thiết kế sổ
Vì: Hình thức sổ kế toán là cách thức tổ chức hệ thống sổ kế toán, bao gồm các các loại sổ khác nhau về nội dung, kết câu, phương pháp ghi chép…
Sự kiện nào sau đây KHÔNG được phản ánh vào sổ kế toán?
a. Trả hộ tiền cho công ty C (Công ty đối tác).
b. Nhận giữ hộ công ty B (công ty đối tác) một thiết bị bán hàng. c. Nhận được giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm của lô hàng mua. d. Mua nguyên vật liệu.
Sự kiện nào sau đây làm giảm tổng tài sản của doanh nghiệp?
a. Thuê một xe ô tô để vận chuyển hàng (thuê 2 tuần). b. Mua hàng hóa trả bằng tiền gửi ngân hàng.
c. Trả nợ cho nhà cung cấp bằng tiền mặt. d. Nhập kho thành phẩm từ sản xuất.
Vì:Trả nợ cho nhà cung cấp bằng tiền mặt thuộc mối quan hệ đối ứng “Tài sản giảm -Nguồn vốn giảm” do đó tổng tài sản, tổng nguồn vốn giảm.
Sự kiện nào sau đây làm tăng tổng tài sản của doanh nghiệp?
a. Trả nợ người bán bằng tiền mặt.
b. Mua hàng hóa trả bằng tiền mặt. c. Thanh toán tiền lương cho nhân viên.d. Nhận góp vốn của công ty Y bằng tiền mặt.
Vì:Nhận vốn góp của công ty Y bằng tiền mặt thuộc mối quan hệ đối ứng: tài sản tăng - nguồn vốn tăng, do đó tổng tài sản, tổng nguồn vốn của doanh nghiệp tăng lên.
Sự kiện nào sau đây làm phát sinh nợ phải trả của doanh nghiệp:
a. Mua hàng chưa thanh toán tiền
b. Bán hàng, khách hàng thanh toán ngay
c. Khách hàng trả nợ
d. Mua hàng thanh toán tiền ngay
Vì:Doanh nghiệp mua hàng, chấp nhận hàng, nhưng chưa có khả năng thanh toán, doanh nghiệp báo cho nhà cung cấp. Doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả.
Sự kiện nào sau đây làm phát sinh tăng khoản phải thu của doanh nghiệp?
a. Trả hộ công ty B (công ty đối tác) tiền vận chuyển hàng hoá. b. Bán hàng, khách hàng thanh toán ngay.
c. Khách hàng trả lại hàng đã mua. d. Khách hàng trả nợ.
Vì:Khi Doanh nghiệp trả hộ công ty đối tác, khoản chi này công ty đối tác phải chịu nhưng doanh nghiệp đã trả hộ nên được quyền đòi từ công ty B khoản tiền này.
Sự kiện nào sau đây làm phát sinh tăng khoản phải thu của doanh nghiệp?
a. Khách hàng trả lại hàng đã mua.
b. Khách hàng trả nợ. c. Bán hàng, khách hàng thanh toán ngay.d. Bán hàng, khách hàng nhận nợ.
Vì:Bán hàng, khách hàng nhận nợ, như vậy doanh nghiệp có quyền đòi tiền của khách hàng => Tăng khoản phải thu.
Sự kiện nào sau đây làm phát sinh tăng nợ phải trả của doanh nghiệp:
a. Bán hàng, khách hàng thanh toán ngay.
b. Thanh toán tiền lương cho nhân viên. c. Khách hàng trả nợ.d. Vay vốn ngân hàng.
Vì:Vốn vay ngân hàng thể hiện số tiền mà doanh nghiệp đi vay. Doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả.
Sự kiện nào sau đây làm tăng nguồn vốn của doanh nghiệp?
a. Trả lương cho nhân viên bằng tiền mặt. b. Vay vốn ngân hàng.
c. Nhận giữ hộ công ty B (công ty đối tác) một thiết bị bán hàng. d. Thu hồi tạm ứng thừa từ nhân viên.
Vì:Vay vốn ngân hàng làm tăng nguồn vốn của doanh nghiệp ở nhóm “Nợ phải trả”.
Sự kiện nào sau đây làm tăng tổng tài sản của doanh nghiệp?
a. Nhập kho thành phẩm từ sản xuất. b. Mua hàng hóa chưa trả tiền.
c. Thuê một xe ô tô để vận chuyển hàng (thuê 2 tuần). d. Nộp tiền vào ngân hàng.
Vì: Mua hàng hóa chưa trả tiền thuộc mối quan hệ đối ứng Tài sản tăng - nguồn vốn tăng. Vì thế tổng tài sản, tổng nguồn vốn của doanh nghiệp tăng lên.
Sự kiện nào sau đây sẽ được ghi nhận là nghiệp vụ kinh tế phát sinh của kế toán ?
a. Khách hàng thanh toán tiền nợ cho DN (Tiền tăng, nợ phải thu KH giảm) b. Công đoàn đề nghị chi nghỉ hè cho nhân viên, số tiền đề nghị 12.000.000đ c. Phỏng vấn ứng cử viên xin việc
d. Nhân viên sử dụng vật dụng văn phòng
Vì:Kế toán chỉ ghi nhận các giao dịch kinh tế phát sinh;
Công đoàn đề nghị chi nghỉ hè cho nhân viên, số tiền đề nghị 12.000.000đ: Chỉ là đề nghị, khoản tiền này chưa phát sinh;Phỏng vấn ứng cử viên xin việ: Không phải là giao dịch kinh tế,
Nhân viên sử dụng vật dụng văn phòng: Không phải là giao dịch kinh tế - kế toán chỉ phản ánh trị giá vật dụng này khi xuất dùng cho văn phòng, việc sử dụng nó hàng này kế toán không phản ánh
T
Tại kho hàng của doanh nghiệp, hàng hoá A có số tồn đầu tháng 7 trị giá 20.000.000đ. Trong tháng 7 doanh nghiệp nhập thêm 15.500.000đ tiền hàng, xuất ra 10.000.000đ dùng cho sản xuất, trị giá hàng A tồn kho cuối tháng 7 là bao nhiêu?
a. 10.000.000đ b. 20.000.000đ c. 35.500.000đ d. 25.500.000đ
Vì:Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ = trị giá hàng tồn đầu kỳ + giá trị nhập kho trong kỳ - giá trị xuất kho cuối kỳ = 20.000.000+15.500.000 -10.000.000 = 25.500.000đ
Tài khoản 131 - phải thu khách hàng có số dư như thế nào?
a. Không có số dư b. Chỉ có số dư bên có
c. Có số bên nợ và có thể có số dư bên có d. Chỉ có số dư bên nợ
Vì:TK 131 là tài khoản lưỡng tính
Tài khoản 156 – hàng hoá có số dư như thế nào?
a. Có Số dư bên có
b. Có cả số dư bên nợ và bên có
c. Có Số dư bên nợ d. Không có số dư
Vì:TK 156 “hàng hoá” là tài khoản tài sản, cuối kỳ có số dư bên nợ
Tài khoản 331 - phải trả cho người bán có số dư như thế nào?
a. Có số bên có và có thể có số dư bên nợ b. Chỉ có số dư bên nợ
c. Không có số dư d. Chỉ có số dư bên có
Vì:TK 331 “phải trả cho người bán” là tài khoản lưỡng tính, nó phản ánh cả số phải trả cho người bán cả số doanh nghiệp đã ứng trước cho người bán, cuối kỳ nó có thể có cả số dư nợ và số dư có: dư nợ phản ánh số đã ứng trước cho người bán, dư có phản ánh số còn phải trả cho người bán
Tài khoản 411– nguồn vốn kinh doanh có số dư như thế nào?
a. Có cả số dư bên nợ và bên có b. Số dư bên có
c. Số dư bên nợ d. Không có số dư
Vì:TK 411 “nguồn vốn kinh doanh” là tài khoản nguồn vốn, cuối kỳ có số dư bên có
Tài khoản 641 – chi phí bán hàng có số dư như thế nào?
a. Có Số dư bên có
b. Có cả số dư bên nợ và bên có
c. Không có số dư d. Có Số dư bên nợ
Vì:Tài khoản TK 641: “chi phí bán hàng” là tài khoản loại 6, tài khoản chi phí, cuồi kỳ không có số dư
Tài khoản 911 có:
a. Không có số dư
b. Số dư bên Có nếu đơn vị kinh doanh thua lỗ c. Số dư bằng không nếu đơn vị kinh doanh hoà vốn d. Số dư bên Nợ nếu đơn vị kinh doanh đã có lãi
Tài khoản điều chỉnh giảm của một tài sản sẽ có kết cấu như thế nào?
a. Ghi tăng bên Nợ, giảm bên Có và có số dự Nợ b. Ghi Tăng bên Có, giảm bên Nợ và có số dự Nợ c. Ghi tăng bên Có, giảm bên nợ và có số dư Có d. Ghi Tăng bên Có, giảm bên Nợ và không có số dự
Vì:Tài khoản điều chỉnh giảm có kết cấu ngược lại với kết cấu của tài khoản mà nó điều chỉnh. Do vậy tài khoản điều chỉnh giảm sẽ có kết cấu ngược lại kết cấu của tài khoản tài sản.
Tài khoản nào sau đây là tài khoản doanh thu:
a. TK Doanh thu chưa thực hiện
b. TK Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
c. TK Tạm ứng
d. TK Giá vốn hàng bán
Vì:Tài khoản doanh thu là tài khoản loại 5, trong các tài khoản trên chỉ có tài khoản “doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” là tài khoản loại5 (TK511). (TK “ Doanh thu nhận trước” – TK 338.7 – là TK loại 3 – tài khoản nguồn vốn)
Tài sản cố định được thể hiện trên bảng cân đối kế toán ở phần nào?
a. Tài sản dài hạn b. Tài sản ngắn hạn c. Nợ phải trả d. Nguồn vốn chủ sở hữu
Vì:TSCĐ là tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài nên được thể hiện ở phần tài sản dài hạn
Tài sản cố định được trình bày trên Bảng cân đối kế toán bằng chỉ tiêu nào?
a. Chỉ tiêu Giá trị còn lại. b. Chỉ tiêu Nguyên giá.
c. Chỉ tiêu Giá trị hao mòn hàng năm.
d. Chỉ tiêu Nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế. Chỉ tiêu Nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế.
Vì: TSCD được thể hiện bởi 2 chỉ tiêu: Nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế.
Tài sản của doanh nghiệp là gì?
a. Nguồn lực do DN sở hữu và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai; b. Nguồn lực do DN kiểm soát và chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai; c. Là nguồn lực doanh nghiệp được sử dụng trong hoạt động kinh doanh
d. Nguồn lực do doanh nghiệp (DN) kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai;
Vì: Phương án “Nguồn lực do doanh nghiệp (DN) kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai” là khái niệm của Tài sản được trình bày trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01.
Tài sản nào sau đây là tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp?
a. Đội ngũ nhân viên lành nghề; b. Sự trung thành của khách hàng; c. Phần mềm quản lý doanh nghiệp; d. Thương hiệu của doanh nghiệp?
Vì:TSCĐ vô hình là các tài sản không có hình thái vật chất nhưng có giá trị xác định được do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng hoặc cho thuê. Vì thế trong các phương án trả lời, chỉ có Phần mềm quản lý doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định vô hình.
Tất cả tài sản đều xuất hiện trên báo cáo nào sau đây?
a. Bảng Báo cáo vốn chủ sở hữu b. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ c. Bảng Cân đối kế toán
d. Bảng Báo cáo kết quả kinh doanh
Vì:Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính duy nhất phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp bao gồm tài sản và nguồn vốn.
Tháng 8/N doanh nghiệp Hưng Thịnh mua một lô hàng trị giá chưa thuế 30.000.000đ, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán tiền. Do doanh nghiệp mua nhiều nên được giảm giá 100.000đ, trị giá lô hàng nhập kho là bao nhiêu?
a. 33.000.000đ b. 29.900.000đ c. 32.900.000đ d. 30.000.000đ
Vì:Giá nhập kho = giá mua chưa thuế - giảm giá hàng mua = 30.000.000đ – 100.000đ= 29.900.000đ
Tháng 10 năm 2009, công ty TNHH Trung Hưng mua một thiết bị sản xuất, giá mua chưa thuế là
8.000.000đ, chi phí vận chuyển 300.000đ, theo hợp đồng, chi phí vận chuyển này do bên bán phải trả, tuy nhiên do khi vận chuyển đến công ty TNHH Trung Hưng, không có đại diện của bên bán, công ty TNHH Trung Hưng đã trả hộ cho bên bán. Như vậy, giá trị của thiết bị sản xuất mua về là bao nhiêu:
a. 3.800.000đ b. 300.000đ c. 8.300.000đ d. 8.000.000đ
Vì:Chi phí vận chuyển doanh nghiệp chỉ trả hộ cho người bán, sau này người bán sẽ trả lại khoản tiền đó, không ảnh hưởng tới giá trị tài sản của doanh nghiệp.
Theo bạn chi phí bảo hành sản phẩm cho khách hàng được tính vào chi phí nào?
a. Chi phí sản xuất.
b. Chi phí quản lý doanh nghiệp. c. Chi phí hoạt động tài chính.d. Chi phí bán hàng.
Vì:Bảo hành là một phần quan trọng trong khâu bán hàng, do đó chi phí bảo hành được tính vào chi phí bán hàng.
Theo chuẩn mực kế toán Việt nam, khấu hao TSCĐ được tính dựa trên
a. Giá trị hợp lý của TSCĐ
b. Giá trị TSCĐ phải khấu hao c. Nguyên giá TSCĐd. Giá thị trường của TSCĐ cùng loại
Vì:Doanh nghiệp khấu hao tài sản cố định dựa trên giá trị TSCĐ phải khấu hao.
Theo Luật kế toán, Chứng từ kế toán có thể ở dạng nào?
a. Giấy tờ hoặc vật mang tin; b. Giấy tờ;
c. Phần mềm d. Hình ảnh;
Vì:Xem khái niệm chứng từ
Theo nguyên tắc nhất quán, nếu doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính giá hàng tồn kho nào thì phải?
a. Áp dụng phương pháp đó đến khi nó không còn phù hợp b. Áp dụng phương pháp đó trong suốt kỳ kế toán
c. Áp dụng phương pháp đó mãi mãi d. Áp dụng trong suốt một năm dương lịch
Vì:Xem nguyên tắc nhất quán (kỳ kế toán năm đôi khi không trùng với năm dương lịch)
Theo quy định của Luật kế toán, độ dài niên độ kế toán đầu tiên của một đơn vị:
a. Không quá 15 tháng dương lịch b. Tối đa là 12 tháng dương lịch
c. Không quá 24 tháng dương lịch d. Bắt buộc phải là 12 tháng dương lịch
Vì:Đọc điều 13 Luật Kế toán quy định về kỳ kế toán.
Theo quy định của Luật kế toán, kỳ kế toán năm đầu tiên của một đơn vị kế toán mới thành lập được tính từ:
a. Ngày đầu tiên của quý mà DN được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh b. Ngày DN được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
c. Ngày DN được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Hoặc Ngày có hiệu lực trên quyết định thành lập d. Ngày có hiệu lực trên quyết định thành lập
Thông tin của kế toán phải dễ hiểu vì:
a. Để cho người có hiểu biết về kinh doanh, kinh tế, tài chính, kế toán tài chính ở mức trung bình có thể hiểu được
b. Để cho người có hiểu biết về kinh doanh, kinh tế, tài chính, kế toán tài chính ở mức trung bình có thể hiểu được và Luật pháp quy định
c. Theo thói quen của người làm kế toán d. Luật pháp quy định
Vì: Người đọc thông tin kế toán cung cấp thường không có nhiều kiến thức về kế toán nên thông tin kế toán