ĐIỂM MẠNH (BÊN TRONG)

Một phần của tài liệu Sản xuất giống và nuôi cá chẽm (Lates calcarifer) (Luận văn thạc sĩ) (Trang 37 - 38)

Môi trƣờng tự nhiên thuận lợi:

-Vùng ĐBSCL có diện tích tự nhiên khoảng 39.747 km2, chiếm 12% diện tích cả nƣớc, diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế rộng khoảng 360.000 km2, chiếm 37% tổng diện tích vùng đặc quyền kinh tế của cả nƣớc và hàng trăm đảo lớn nhỏ thuộc hai ngƣ trƣờng trọng điểm là đông và tây Nam bộ. Toàn vùng có khoảng 750 km chiều dài bờ biển (chiếm khoảng 23% tổng chiều dài bờ biển toàn quốc) với 22 cửa sông, cửa lạch và hơn 800.000 ha bãi triều (70- 80% là bãi triều cao). Mùa khô độ mặn nƣớc biển ven bờ cao 20-30%0, mùa mƣa 5-20%0, thâm nhập mặn theo các sông nhánh vào nội đồng nhiều nơi đến 40- 60km. Điều kiện nhƣ vậy đã tạo nên những vùng đất ngập nƣớc qui mô lớn với bản chất lầy mặn và đa dạng về kiểu môi trƣờng sinh thái (mặn, lợ, ngọt), cũng nhƣ các hệ thống canh tác tƣơng đối đồng nhất, đôi khi không phân biệt đƣợc bằng địa giới hành chính, nhƣ: vùng tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mƣời, bán đảo Cà Mau.... Điều kiện giao thoa mặn, lợ, ngọt cũng đã tạo nên một vùng sinh thái đặc thù, hiếm thấy trên thế giới, rất thuận lợi cho phát triển sản xuất thủy sản hàng hoá tập trung.

-Đặc biệt ƣu thế vẫn là nuôi nƣớc lợ, mà chủ yếu là nuôi tôm nƣớc lợ và nuôi cá da trơn nƣớc ngọt (cá tra, basa). Ngoài ra, còn có tiềm năng môi trƣờng nuôi các loài nhuyễn thể, các loài thủy sản nƣớc lợ khác, các loài thủy sản ƣa nƣớc ấm, các loài thủy sản có thể chịu đƣợc môi trƣờng phèn đục nhƣ các loài cá đen (cá lóc, cá rô, cá da trơn, lƣơn…). Trên thực tế, nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở ĐBSCL đã trở thành một nghề truyền thống và không ngừng thay đổi. Theo tính toán, tổng diện tích có khả năng NTTS ở ĐBSCL hơn 1.200.000 ha, bằng gần 60% của cả nƣớc.

- Trữ lƣợng cá biển ở 2 ngƣ trƣờng Đông và Tây Nam bộ khoảng 2.582.568 tấn, chiếm 62% của cả nƣớc. Khả năng cho phép khai thác tối đa khoảng trên 1.000.000 tấn, trong đó cá đáy khoảng 700.000 tấn, cá nổi trên 300.000 tấn. Nguồn lợi hải sản phong phú với khả năng khai thác đáng kể so với cả nƣớc: cá 62%, tôm sú và tôm he - 66%, tôm sắt và tôm chì - 61%, mực ống - 69% và mực nang - 76%. Tính theo đầu ngƣời khả năng cá biển có thể khai thác là 61kg/năm, trong khi cả nƣớc chỉ có 21kg/năm. Ngoài ra, vùng biển ven bờ của ĐBSCL còn có tiềm năng bảo tồn khá cao kéo theo khả năng phát triển một số ngành nghề thủy sản mới để chuyển đổi nghề nghiệp cho ngƣ dân, nhƣ: nuôi thích nghi, câu/đánh cá giải trí gắn với du lịch sinh thái....

Chất lƣợng sản phẩm ngày càng đƣợc cải thiện bên cạnh đó là các nhà máy chế biến đã đƣợc xây dựng gắn với các vùng nguyên liệu, đa số nhà máy đƣợc xây mới và đƣợc đầu tƣ nâng cấp, đổi mới trang thiết bị, sản xuất các mặt hàng đáp ứng yêu cầu chất lƣợng vệ sinh, an toàn thực phẩm của EU. Công nghệ mới trong chế biến đã đƣợc áp dụng nhằm sản xuất các mặt hàng chất lƣợng cao

31

theo tiêu chuẩn quốc tế, gắn với việc kiểm soát chất lƣợng theo HACCP, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, không có kháng sinh hoặc hóa chất cấm sử dụng. Trong số các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn EU đã có khoảng 50% doanh nghiệp ở ĐBSCL. Nhiều doanh nghiệp và doanh nhân trong vùng có những nỗ lực và rất năng động, linh hoạt trong thƣơng mại mở rộng và tăng thị phần trên các thị trƣờng.

Đồng thời việc thành lập Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam( VASEP) đƣợc cho là một bƣớc phát triển mới của thuỷ sản Việt Nam nói chung và của ĐBSCL nói riêng. Đây là tổ chức phi chính phủ cùa các doanh ngiệp thuỷ sản Việt Nam. Đƣợc thành lập từ tháng 6/1998, Hiệp hội hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ và bình đẳng. Hầu hết các hội viên VASEP là các công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản có uy tín của Việt Nam, số còn lại là các doanh nghiệp trong các lĩnh vực dịch vụ có liên quan đến ngành thủy sản. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của các hội viên VASEP chiếm tới 80% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Qua đó nâng cao đƣợc niềm tin cũng nhƣ uy tín của ngƣời tiêu dùng đối với sản phẩm thuỷ sản của nƣớc ta.

Một phần của tài liệu Sản xuất giống và nuôi cá chẽm (Lates calcarifer) (Luận văn thạc sĩ) (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)