Các yếu tố môi trường và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến khả năng phản ứng của cơ

Một phần của tài liệu CÁC yếu tố ẢNH HƯỞNG đến TÍNH độc (Trang 28 - 30)

ứng của cơ thể đối với độc chất

Các yếu tố môi trường có thể gây ảnh hưởng đến đáp ứng của một cơ thể đối với một hóa chất bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, các thành phần cấu thành môi trường xung quanh tại thời điểm tiếp xúc, ánh sáng và các loại tia phóng xạ khác, tình trạng nhà ở, tiếng ồn, các yếu tố xã hội… Cơ chế các yếu tố này ảnh hưởng đến phản ứng bao gồm biến đổi quá trình tồn đọng sinh học, thay đổi sinh lý học và những tương tác có thể có về hóa học và vật lý.

- Yếu tố pH và tính axit: ảnh hưởng đến khả năng hòa tan, kết tủa của độc chất.

Thay đổi độ pH sẽ ảnh hưởng đến độc tính của nhiều hợp chất hoà tan. Ví dụ, amoniac trở nên độc hại như làm tăng pH. Khi pH thay đổi, thì kết tủa của các cation kim loại thay đổi theo:

+ pH < 5 đa số các kim loại nặng hòa tan trong nước ở dạng cation Zn2+, Pb2+, Cd2+, Cr2O72-…, các kim loại dạng cation sinh vật thủy sinh dễ hấp thụ;

+ pH > 8: đa số các kim loại nặng dạng kết tủa như Zn(OH)2; Pb(OH)2; Cd(OH)2; Cr(OH)3…

+ Mỗi loài cá có có sự thích hợp và mức độ pH trong một phạm vi hẹp của nó. Trong phạm vi này, sẽ gây ra vấn đề sức khỏe cho nó. Ví dụ: cá chép Koi (Cyprinus carpio) thích hợp với khoảng axit từ 7 đến 8,5; trong khi một số loài cá nhiệt đới thích nước có tính axit.

+ Axit hay kiềm cao có thể gây tổn thương trực tiếp lên da, mang cá, mắt..

Nếu tiếp xúc với môi trường có mức độ pH ở mức thấp có thể gây ra căng thẳng, tăng sản xuất chất nhờn và khuyến khích tăng sản sinh ra các biểu mô (dày lên của biểu mô da hoặc mang) với những hậu quả đôi khi gây tử vong.

Loài cá cũng phải duy trì pH không đổi của cơ thể nó, thậm chí ngay cả những biến đổi nhỏ về pH trong máu của nó cũng có thể gây tử vong.

pH của môi trường bên ngoài hoặc môi trường nước có thể tác động và ảnh hưởng đến pH trong máu, dẫn đến nhiễm axit hoặc nhiễm kiềm của máu.

- Nhiệt độ ảnh hưởng nhất định lên sinh vật: + Nhiệt độ thấp tăng cường sự biến đổi sinh học

+ Nhiệt độ cao làm tăng tính nhạy cảm đối với độc chất và làm biến đổi sự trao đổi chất và điều chỉnh nhiệt của cơ thể.

+ Chứng nhiễm độc ở da tăng khi thời tiết nóng.

+ Tính độc càng tăng khi nhiệt độ càng giảm, có nghĩa là độc chất sẽ độc hơn đối với loài máu lạnh hơn loài máu nóng.

- Áp suất khí quyển:

+ Thay đổi áp suất là thường kết hợp với sự thay đổi oxi để phản ứng lại với các độc chất. Ví dụ: thay đổi suất của oxy được sử dụng để điều trị ngộ độc do CO, thuốc an thần và xyanua.

- Độ dẫn: độ dẫn liên quan đến khả năng điện giải của 1 độc chất, độ dẫn tăng, độ linh độc của các độc chất cũng tăng, dẫn đến độc chất dễ lan truyền đến các bộ phận của cơ thể và gây phản ứng của cơ thể.

- Yếu tố dinh dưỡng và chế độ ăn uống:

+ Sự khử hoạt tính hóa học của các hợp chất trong chế độ ăn uống: Thức ăn có chứa canxi và kẽm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ của chì. Thức ăn có chất tannin và các protein có thể phức hợp với các độc chất và làm giảm sự hấp thụ của chúng.

+ Thiếu hay thừa chất dinh dưỡng: Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, dẫn đến thiếu năng lượng, sẽ gây ra hiện tượng giảm đường trong máu và giảm khả năng hoạt động chuyển hóa của các enzyme chuyển hóa. Thiếu protein làm suy yếu các enzyme tổng hợp MFO và làm cô đặc glutathione ở gan. …

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TSKH Lê Huy Bá- Độc học môi trường cơ bản- Nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

2. Sigmund F. Zakrzewski- Environmental Toxicology- Oxford University Press- 2002 3. Trịnh Thị Thanh – Độc học và sức khỏe con người – Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội 1999.

4. www.wepapers.com – 10 Factor Affecting Toxicity.

Một phần của tài liệu CÁC yếu tố ẢNH HƯỞNG đến TÍNH độc (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)