ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu E-marketing (Trang 31 - 36)

1. Một số vấn đề về E-marketing

a. Sự thiếu tin tưởng từ chính các doanh nghiệp trong nước:

Mặc dù chi phí ít hơn nhưng khi làm quảng cáo, không nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam chọn e-marketing. Có lẽ vì các doanh nghiệp chưa thực sự tin tưởng hiệu quả mà nó sẽ mang lại. Có thể e-marketing rất thành công và phổ biến tại nhiều quốc gia đang và ngay tại châu Á tiêu biểu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, … nhưng Việt Nam thì chưa. E-marketing tại Việt Nam là một khái niệm còn khá mới mẻ và mơ hồ với các doanh nghiệp, vì vậy mà họ không muốn liều lĩnh thử sức ở một lĩnh vực mới. Nếu trong thời gian tới e-

marketing ở Việt Nam có nhiều sự đầu tư và điều chỉnh phù hợp thì trong tương lai đây sẽ là một lựa chọn tốt nhất của các doanh nghiệp.

b. Thiếu tính chuyên nghiệp:

E-marketing ở Việt Nam chủ yếu hướng tới việc quảng cáo thương hiệu dưới các hình thức như logo, banner, … Các dạng quảng cáo như qua từ khóa, quảng cáo theo ngữ cảnh, hành vi, … còn là những khái niệm mới mẻ.

Ngoài ra, hiện nay chưa có một chuẩn nào đối với các thiết kế của e- marketing và cũng chưa có tổ chức uy tín nào đóng vai trò trung gian để đánh giá một cách khách quan về số lượng người dùng của các website cũng như hiệu quả khi tiến hành e-marketing.

Phân khúc thị trường không rõ ràng:

Do tính chất phân nhánh mạnh mẽ của Internet, các nhà làm tiếp thị dễ rơi vào cảnh không nhận biết được phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu để quảng cáo. Chưa kể đa số người sử dụng Internet ở Việt Nam là giới trẻ đã không hấp dẫn nhiều doanh nghiệp có sản phẩm nhắm vào phân khúc thị trường khách hàng lớn tuổi.

c. Không có phương pháp đo lường e-marketing chính xác:

Có nhiều nguồn dữ liệu về qui mô cũng như cơ cấu của thị trường e- marketing ở Việt Nam tuy nhiên phần lớn các số liệu này đều mang tính tương đối và không áp dụng phương pháp đo lường rõ ràng và minh bạch.

Ngoài ra, thị trường vẫn tồn tại một số vấn đề mà các phương pháp và phương tiện tiếp thị kỹ thuật số và truyền thống vẫn chưa giải quyết được.

- Các doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh nhỏ lẻ không có một công cụ tiếp thị hữu hiệu, rẻ tiền, tức thời đến những khách hàng đang mua sắm hoặc hiện diện gần/ngay tại khu vực doanh nghiệp đang kinh doanh.

- Các thông tin tiếp thị không thể lan tỏa trong cộng đồng ở một khu vực nhất định.

- Khách hàng thường nhận được nhiều thông tin tiếp thị từ rất nhiều kênh nhưng họ không có một công cụ để quản lý và lữu trữ các thông tin đó.

2. Giải pháp

a. Xác định mục tiêu

Với mục tiêu truyền thông thì công ty có thể tạo ra những cuộc đối thoại trực tuyến thông qua trang web, tiến hành nghiên cứu thị trường trực tuyến thông qua các bảng câu hỏi khảo sát và các diễn đàn. Tiếp cận với khách hàng trực tuyến thông qua các hoạt động truyền thông trực tuyến.

Đối với mục tiêu “Mở rộng thương hiệu trực tuyến”, công ty có thể đưa ra những đề xuất và trải nghiệm trực tuyến để thu hút khách hàng song song với các hoạt động không trực tuyến.

b. Lựa chọn phạm vi ứng dụng

Dựa vào mục tiêu e-marketing của công ty, các nhà tiếp thị sẽ lên kế hoạch chi tiết về phạm vi ứng dụng. Công ty có thể sẽ chỉ sử dụng các công cụ của e- marketing để quảng bá hình ảnh thương hiệu. Nhưng có công ty sẽ sử dụng để quảng cáo cho các loại sản phẩm của mình. Mà mỗi loại sản phẩm lại có những đặc tính khác nhau nên mức độ ứng dụng e-marketing khác nhau.

c. Lựa chọn công cụ

Trước khi quyết định sử dụng công cụ nào trong hoạt động e-marketing, công ty cần xác định xem đối tượng nào sẽ là tập khách hàng mục tiêu (người sẽ nhận thông điệp quảng cáo của công ty), nghiên cứu những chấp nhận của tập người nhận trọng điểm vể mặt hàng, nghiên cứu những chấp nhận về hình

ảnh của công ty. Tiếp theo đó, công ty phải ấn định mục tiêu cho một chương trình tiếp thị và quyết định ngân sách thực thi chương trình đó.

 Thiết kế sản phẩm

Việc thiết kế sản phẩm là một công việc hết sức quan trọng cần nhận được sự quan tâm đúng mức của công ty. Đặc biệt trong môi trường trực tuyến, một môi trường có tính đặc thù riêng đòi hỏi công ty càng phải chú trọng vào hoạt động thiết kế sản phẩm. Đây là một nhiệm vụ và yêu cầu đòi hỏi công ty phải xem xét một cách cẩn thận về nhu cầu của khách hàng, mức độ cạnh tranh, thế mạnh của công ty và nguồn lực sẵn có.

 Đào tạo nội bộ

Trong bối cảnh áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, các công ty phải không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, nhân viên bằng cách thường xuyên đào tạo lại một cách sâu rộng. Và e-marketing cũng là một lĩnh vực cần được chú trọng đào tạo cho toàn thể các nhân viên trong công ty, đặc biệt là nhân viên của phòng Marketing. Tùy thuộc vào điều kiện và khả năng tài chính, các công ty sẽ lựa chọn một loại hình đào tạo phù hợp. Hiện nay có 2 loại hình đào tạo chính là: đào tạo tại chỗ và đào tạo ở bên ngoài.

Sau khi đào tạo, công ty cần phải chú trọng vào công tác đánh giá hiệu quả của chương trình đào tạo. Các tiêu thức đánh giá phải hướng đến một số vấn đề như: Phản ứng của người được đào tạo đối với nội dung và quy trình đào tạo; Kiến thức cũng như những điều học hỏi được qua chương trình đào tạo; Những thay đổi về hành vi nhờ có sự đào tạo; Các kết quả hoặc sự tiến bộ đo được trong bản thân mỗi một học viên và cũng như của cả công ty như sự luân chuyển lao động ít hơn, tai nạn giảm xuống thấp hơn, người lao động vắng mặt ít hơn.

Khi môi trường cạnh tranh giữa các nhà cung cấp ngày càng quyết liệt thì thương hiệu sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng. Thương hiệu giúp công ty tạo dựng hình ảnh và sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng.

Muốn thương hiệu ngày càng phát triển, các công ty cần xây dựng được một chiến lược truyền thông và quảng cáo hiệu quả. Chính vì vậy mà các nhà làm marketing cần cân nhắc thật kỹ lưỡng khi lựa chọn phương tiện quảng cáo. Quảng cáo điện tử là hình thức ngày một phổ biến và được các công ty sử dụng trong quá trình phát triển thương hiệu. Ngoài hình thức quảng cáo bằng trang web và hệ thống thư điện tử, công ty có thể lựa chọn một số hình thức quảng cáo khác như: quảng cáo Banner trên các trang web lớn, quảng cáo trên công cụ tìm kiếm, quảng cáo tài trợ, quảng cáo bằng điện thoại…Tuy nhiên, chí phí của các loại hình quảng cáo này là khá lớn, không thích hợp với phần đông các công ty vừa và nhỏ.

 Chăm sóc khách hàng

Tìm hiểu khách hàng là nền tảng thành công của hoạt động tiếp thị. Những nhà tiếp thị giỏi là những người nắm bắt được tâm lý của khách hàng mục tiêu. Tìm hiểu về khách hàng trực tuyến thậm chí còn quan trọng hơn do sự khác biệt về địa lý và văn hóa. Khách hàng trực tuyến có đặc điểm và thái độ khác về quá trình tìm kiếm thông tin và mua hàng trực tuyến. Những chỉ dẫn về website: Việc chăm sóc khách hàng không chỉ được thực hiện sau bánhàng, mà công ty cần phải thực hiện trước và trong khi bán. Chính vì vậy, các công ty bán hàng trực tuyến nên đưa ra những chỉ dẫn rõ ràng và minh bạch về cách thức sử dụng trang web.

Một phần của tài liệu E-marketing (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w