UTBMT:U thể hiện sự biệt hóa tuyến với một hay nhiều dạng phát triển gồm lepidic (trước đây là UTBM tiểu phế quản phế nang), túi tuyến, nhú, vi nhú hoặc dạng đặc.
Tổn thương lepidic : là sự phát triển không điển hình các tế bào vuông
đơn dọc theo thành phế nang có đặc điểm :
Duy trì cấu trúc phế nang
Không có sẹo xơ trung tâm hay lan rộng
Thường có dày thành phế nang
Không có hoặc ít phát triển dạng tầng
Không tạo cấu trúc nhú
Nếu trên mảnh sinh thiết chỉ thấy phát triển đơn thuần thành phần lepidic thì không loại trừ u có thành phần xâm nhập.
UTBMT chùm nang (Acinar adenocarcinoma): u có dạng nang, túi
tuyến hoặc ống với tế bào hình trụ hoặc hình khối vuông, nhân lệch đáy, chế nhày, gợi tuyến của phế quản.
UTBMT nhú (Papillary adenocarcinoma):u thường đơn độc bao gồm
cấu trúc nhú được phủ bởi tế bào kích thước lớn, không điển hình với nhân lớn, tăng sắc, hạt nhân rõ, nhiều nhân chia.
UTBMT vi nhú: cấu trúc u gồm các tế bào phát triển tạo các búi nhú
không. Tế bào u thường nhỏ, vuông đơn, nhân không điển hình mức độ nhẹ. Thường có xâm nhập mô đệm và xâm nhập mạch. Tỷ lệ xâm lấn và di căn cao.
UTBMT nhầy xâm nhập:cấu trúc u gồm các tế bào trụ có chế nhầy ở
cực ngọn, nhân nhỏ nằm ở cực đáy. Tế bào u lót dọc thành phế nang, có thể tạo cấu trúc nhú
UTBMT đặc (Solid adenocarcinoma):u không có cấu trúc nhú, ống,
nang; thay vào đó là các mảng tế bào hình đa diện nhưng có ít nhất 5 tế bào chế nhày trên 2 vi trường có độ phóng đại lớn (1 hpf=0,1744 cm2).
UTBMT bào thai (Fetal adenocarcinoma): thường gặp ở độ tuổi trẻ
hơn các typ khác. U gồm các tuyến ống được lót bởi tế bào trụ không có lông với bào tương sáng, nhân nằm ở cực đáy thường có hốc. Đôi khi u gợi hình ảnh u nguyên bào phổi typ đơn pha (monophasic pulmonary blastoma). Xảy ra do đột biến gen beta – catenin.
UTBMT nhày dạng keo (Mucinous “colloid” adenocarcinoma): u có
đặc điểm giống với loại u cùng tên ở đường tiêu hóa. U gồm các cấu trúc ống, tuyến kích thước không đều, mô đệm có nhiều chất nhày đặc và quánh. Tế bào u trôi nổi trong bể chất nhày.
UTBMT típ ruột: hình thái mô học giống với UTBM tuyến đại trực
tràng với cấu trúc nhú, đôi khi dạng sàng được lót bởi tế bào trụ cao, giả tầng, lòng chứa chất hoại tử với các mảnh nhân vụn.
Chương 2