Nâng cao chất lượng đào tạo, đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội

Một phần của tài liệu (Đề án Bồi dưỡng năng lực, kỹ năng lãnh đạo, quản lý cấp sở) - Phát triển trường đại học Quảng Nam giai đoạn 2018–2020 (Trang 26 - 29)

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN CỦA ĐỀ ÁN

4.1.2. Nâng cao chất lượng đào tạo, đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội

Thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT, giáo dục đại học phải

"chuyển mục tiêu giảng dạy từ cung cấp kiến thức là chủ yếu sang phát triển năng lực, phẩm chất của sinh viên; chuyển mô hình phát triển giáo dục đại học dựa trên quy mô số lượng sang mô hình phát triển dựa trên chất lượng, hiệu quả", kết hợp chặt chẽ giữa mô hình đào tạo truyền thống với mô hình đào tạo đa giai đoạn để tạo cơ hội hơn cho người học; nghiên cứu có chọn lọc sử dụng một số chương trình, giáo trình tiên tiến của các nước. Muốn thực hiện được các nhiệm vụ đó, theo chúng tôi cần thực hiện triệt để một số giải pháp sau:

Hoàn chỉnh chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ cho từng khóa đào tạo trên cơ sở là chương trình khung của Bộ Giáo dục và đào tạo, bổ sung vừa sáng tạo, mềm dẻo, phù hợp với nhu cầu của người học, đảm bảo chất lượng đào tạo theo hướng đa dạng hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa, tạo điều kiện để nhanh chóng tiếp thu có chọn lọc những chương trình đào tạo của các nước phát triển về khoa học công nghệ, phù hợp với yêu cầu của đất nước, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Tăng cường sinh hoạt chuyên môn, học thuật tập trung vào vấn đề tổ chức dạy học theo hệ thống tín chỉ như: đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; bồi dưỡng phương pháp tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên, tạo điều kiện cho người học phát triển tính chủ động, tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành.

Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan trong Trường về xây dựng chương trình đào tạo các ngành hệ VLVH, văn bằng 2, chương trình bồi dưỡng. Duy trì và mở rộng các mối quan hệ liên kết đào tạo trong và ngoài tỉnh. Trong đó, chú trọng đến mối quan hệ, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam và các Phòng Giáo dục và Đào tạo của các huyện trong tỉnh.

Triển khai xây dựng và thực hiện số hóa theo ISO hồ sơ môn học cho từng môn học. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục; ứng dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn nhà trường.

Xây dựng phương án tuyển sinh riêng theo chủ trương và kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, công bố rộng rãi để thí sinh và xã hội biết. Đồng thời tăng cường công tác tiếp thị tuyển sinh để thu hút ngày càng nhiều những học sinh khá, giỏi dự thi đại học vào trường.

Củng cố và phát triển thư viện thành thư viện điện tử, số hóa các giáo trình, tài liệu giảng dạy đã có, đưa lên mạng để cung cấp cho sinh viên. Rà soát lại toàn bộ giáo trình, tài liệu giảng dạy của tất cả các ngành học, cấp học để có kế hoạch mua thêm, biên soạn thêm, in ấn thêm, số hóa thêm phục vụ cho công tác đào tạo theo học chế tín chỉ.

Đẩy mạnh công tác liên kết đào tạo sau đại học trong nước và nước ngoài, nhất là đối với những ngành mà xã hội đang có nhu cầu, thông qua đó góp phần nâng cao năng lực cán bộ giảng viên của nhà trường, tạo điều kiện để cán bộ có học vị tham gia giảng dạy các lớp liên kết sau Đại học, trong đó ưu tiên mở các chương trình liên kết quốc tế ở bậc sau đại học.

Gắn kết chặt chẽ đào tạo với nhu cầu thị trường lao động, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho địa phương, cho thị trường lao động trong và ngoài nước.

Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng đáp ứng bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của Việt Nam, từng bước tiếp cận chuẩn khu vực và quốc tế để có thể đăng kí kiểm định với các tổ chức kiểm định chất lượng đại học quốc tế nhằm nâng cao

chất lượng đào tạo toàn diện theo chuẩn quốc gia tiến tới một số ngành đào tạo đạt trình độ khu vực và quốc tế vào những năm 2020.

Chủ động làm việc với các công ty, doanh nghiệp về nhu cầu tuyển dụng; tổ chức các hoạt động giao lưu giữa doanh nghiệp, nhà tuyển dụng với sinh viên để có được thông tin về nhu cầu xã hội, ý kiến nhận xét, ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp, cơ quan, ban, ngành nhằm điều chỉnh, bổ sung có chọn lọc nội dung, chương trình đào tạo; đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các hoạt động thực tập nghề nghiệp, rèn luyện kỹ năng, tích luỹ kinh nghiệp phục vụ quá trình công tác sau khi tốt nghiệp.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các hoạt động quản lý của đơn vị và trong giảng dạy chuyên môn, tăng cường hiệu quả hoạt động của đơn vị theo quy trình quản lý ISO và ứng dụng hệ thống e-office.

4.1.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ phục vụ cộng đồng và các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương

Tăng cường gắn kết giữa nghiên cứu khoa học với nhu cầu xã hội thông qua việc liên kết, hợp tác toàn diện với các doanh nghiệp.

Cải tiến hoạt động NCKH theo hướng thiết thực hơn, ưu tiên đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu xã hội. Hỗ trợ các thủ tục cần thiết để giảng viên viết bài tham dự hội thảo, viết bài cho các tạp chí khoa học uy tín và tạp chí khoa học của nhà trường. Tăng cường các mối quan hệ với Sở KH&CN, các tổ chức kinh tế, xã hội ở địa phương và các tổ chức phi chính phủ hoặc nước ngoài nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký và triển khai các đề tài cấp Ngành, cấp Bộ, Tỉnh. Lựa chọn nội dung chủ đề cho hoạt động ngoại khóa và hội thảo khoa học cấp trường, hội thảo khoa học trong sinh viên.

Khuyến khích sinh viên, học viên tham gia với cán bộ giảng dạy nghiên cứu các đề tài, thực hiện các chương trình, dự án cấp tỉnh, cấp bộ, cấp nhà nước, các dự án với các tổ chức quốc tế. Tăng cường tổ chức các hội thảo, hội nghị khoa học cấp quốc gia, quốc tế.

nghiên cứu khoa học trong trường. Xác định một số định hướng nghiên cứu trọng tâm của từng lĩnh vực, ngành đào tạo của trường trong giai đoạn tới.

Một phần của tài liệu (Đề án Bồi dưỡng năng lực, kỹ năng lãnh đạo, quản lý cấp sở) - Phát triển trường đại học Quảng Nam giai đoạn 2018–2020 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w