Các tiêu chuẩn để phân tích báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu BAI GIANG PHĂ‚N TÍCH HĐKD_IN (Trang 96 - 99)

tài chính

2.1. Thước đo thực tế

• Là thước đo kết quả tài chính của một DN dựa trên kinh nghiệm thực tế, chỉ được sử dụng với một số tỉ số tài chính chủ yếu. VD:

– Hệ số thanh toán ngắn hạn (2:1 là chấp nhận được) – Nợ ngắn hạn / Nguồn vốn CSH (>80% là đáng ngại) – Hàng tồn kho / Vốn luân chuyển (không nên >80%) • Cần thận trọng khi sử dụng thước đo thực tế, vì nó

không phản ánh đầy đủ tình hình tài chính của DN. Hơn nữa mỗi ngành KD có những đặc thù khác nhau

2.2. Kết quả quá khứ của DN

• Là thước đo kết quả tài chính hiện hành của DN đang phân tích, cho kết quả tốt hơn thước đo thực tế

• Bằng thước đo này, các nhà phân tích có cơ sở để đánh giá kết quả tài chính kỳ phân tích có xu hướng biến động theo chiều hướng nào so với quá khứ.

• Tuy nhiên, kết quả tài chính trong tương lai không hoàn toàn được lặp lại, do vậy không nên xem kết quả phân

tích là duy nhất mà cần xem các nguồn thông tin bổ sung khác nữa. Mặt khác, kết quả phân tích tài chính chỉ cho biết biết xu hướng biến động kỳ phân tích so với quá khứ, thước đo này không cho biết mức độ thỏa đáng của biến động kết quả tài chính (Có kết quả tốt hơn trước nhưng không biết đã tốt hay chưa).

2.3. Các tiêu chuẩn của ngành

• Sử dụng tiêu chuẩn ngành có thể khắc phục được nhược điểm trên của thước đo kết quả quá khứ

• Các tiêu chuẩn này cho biết DN đang được phân tích ở mức nào so với các DN cùng ngành, kết hợp với kết quả phân tích sẽ có nhận định rõ hơn về DN

• Các hạn chế:

– Có những DN cùng ngành nhưng không so sánh

được, do phụ thuộc vào điều kiện hoạt động cụ thể của mỗi DN.

– Các DN lớn thường KD đa ngành nghề nên khó so sánh

– Các DN cùng ngành nhưng sử dụng các hình thức kế toán, phương pháp khấu hao khác nhau

Một phần của tài liệu BAI GIANG PHĂ‚N TÍCH HĐKD_IN (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(117 trang)