ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: phòng tài chính – kế toán của công ty)
SVTH: Nguy Năm Chênh lệch (tăng /giảm) 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 trTọỷng 2007 trTọỷng 2008 trTọỷng Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 66.931 83,87 92.067 89,11 102.640 81,82 25.136 37,56 10.573 11,48
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 5.830 7,31 2.075 2,01 8.683 6,92 -3.755 -64,41 6.608 318,46
II. Các khoản đầu tưtài chính - - - -
III. Các khoản phải thu 23.373 29,29 38.425 37,19 37.279 29,72 15.052 64,40 -1.146 -2,98
IV. Hàng tồn kho 24.815 31,10 27.862 26,97 21.907 17,46 3.047 12,28 -5.955 -21,37 V. Tài sản ngắn hạn khác 12.913 16,18 23.705 22,94 34.771 27,72 10.792 83,57 11.066 46,68 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 12.871 16,13 11.255 10,89 22.804 18,18 -1.616 -12,56 11.549 102,61 I. Các khoản phải thu - - - - - - - II. Tài sản cốđịnh 10.573 13,25 8.957 8,67 20.511 16,35 -1.616 -15,28 11.554 128,99 III Bất động sản đầu tư - - -
IV. Các khoản đầu tư tài chính 2.249 2,82 2.249 2,18 2.250 1,79 0 0,00 1 0,04
V. Tài sản dài hạn khác 49 0,06 49 0,05 43 0,03 0 0,00 -6 -12,24
SVTH: Nguyễn Thị Bích Hạnh Trang 42
Thông qua bảng phân tích tình hình phân bổ tài sản sẽđánh giá được những biến động về tình hình tài sản của công ty. Từ bảng phân tích trên ta thấy Tổng tài sản bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Tổng tài sản đều tăng qua các năm với tốc độ tăng năm 2007 so với năm 2006 là 29,47%, tốc độ tăng năm 2008 so với năm 2007 là 21,41%.
Nguyên nhân của sự biến động trên là do tình hình thay đổi của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Sau đây ta đi vào phân tích các chỉ tiêu trong bảng tài sản trên:
4.1.2.1. Tài sản ngắn hạn:
Nhìn chung tình hình tài sản ngắn hạn của công ty qua 3 năm đều tăng lên. Cụ thể năm 2007 tăng hơn năm 2006 là 25.136 triệu đồng, với tốc độ tăng là 37,56%. Đến năm 2008 tăng so với năm 2007 là 10.573 triệu đồng, với tốc độ tăng là 11,48%. Sở dĩ có sự tăng về cơ cấu tài sản ngắn hạn như vậy là do sự thay đổi của các yếu tố cấu thành tài sản như sau: Vốn bằng tiền: Vốn bằng tiền của công ty có sự tăng giảm qua các năm. Cụ thể năm 2006 vốn bằng tiền là gần 6 tỷ đồng, chiếm 7,31% trong tổng tài sản. Năm 2006 vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng thấp là do chi phí bằng tiền phát sinh trong quá trình cổ
phần hóa. Đến năm 2007 có sự sụt giảm đáng kể chỉ còn hơn 2 tỷ, chiếm 2,01% trong tổng tài sản. Sự giảm đáng kể này là do khoản tiền gửi ngân hàng của công ty giảm mạnh hơn 4 tỷ, do công ty đã đưa tiền vào sản xuất kinh doanh và dùng vào các mục đích thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng, đây là tính hiệu tốt đối với công ty. Trong khi đó lượng tiền mặt có sự tăng cao từ 36 triệu năm 2006 tăng lên gần 454 triệu năm 2007. Năm 2008 thì có sự tăng lên là gần 9 tỷ đồng, với tốc độ tăng là 318,46% do tiền gửi ngân hàng có sự tăng lên đáng kể do các công trình đã hoàn thành và được thanh toán bằng hình thức chuyển khoản. Điều này cho thấy công ty đang có lượng tiền nặt theo xu hướng tăng vì vậy nên có chính sách quản lí tiền mặt sao cho vừa phải , không chiếm quá lớn trong tổng tài sản vì như vậy là không tốt.
SVTH: Nguyễn Thị Bích Hạnh Trang 43
Các khoản phải thu:
Nhìn chung các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản qua các năm. Năm 2006 chiếm tỷ trọng là 29,29%, năm 2007 tăng lên là 37,19%, với tốc độ tăng là 64,4%, đến năm 2008 giảm còn 29,72%, tốc độ giảm là 2,98%.
Nguyên nhân tăng các khoản phải thu năm 2007 là do khoản phải thu khách hàng tăng lên. Do các công trình đã hoàn thành và bàn giao nhưng mới chỉ được quyết toán một phần. Tình hình thu hồi nợ của công ty là khá tốt khi không phát sinh khoản dự phòng phải thu khó đòi, trong đó các khoản nợ chưa lập dự phòng là 3,7 tỷ. Qua đó cho thấy tình hình thu nợ của công ty là khá tốt. Tuy nhiên tình hình này đang có xu hướng giảm năm 2008, vì vậy công ty cần quan tâm đến tình hình thu nợ của mình trong tương lai.
Hàng tồn kho:
Do đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty là hoạt động xây lắp các công trình có thời gian hoàn thành dài nên chỉ tiêu hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng giá trị tài sản. Cụ thể năm 2006 hàng tồn kho của công ty là gần 25 tỷ chiếm tỷ trọng 30,1%. Năm 2007 tăng lên 3 tỷ, sang năm 2008 giảm gần 6 tỷ.
Đến năm 2007 hàng tồn kho tăng chủ yếu là do chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng phản ánh chi phí của công ty nằm trong bán thành phẩm chưa hoàn thành xong hoặc công trình chưa quyết toán.
Năm 2008 thì giá trị của nguyên liệu, vật liệu tồn kho có tăng so với năm 2007, tăng từ gần 57 triệu năm 2007 lên 304 triệu của năm 2008. Trong khi đó thì chi phí sản xuất kinh doanh dở dang lại giảm do các công trình đã đi vào bàn giao và quyết toán. Riêng công trình 741 Bình Dương kéo dài từ nhiều năm trước, đến nay đã hoàn thành và ghi nhận doanh thu nhưng chi phí công trình chưa kết chuyển hết vào giá vốn hàng bán mà còn treo lại ở tài khoản 154 (chi phí sản xuất kinh doanh dở dang) số tiền là 2, 6 tỷ.
SVTH: Nguyễn Thị Bích Hạnh Trang 44
Ngoài ra do năm 2007, giá cả có chiều hướng biến động mạnh, theo xu hướng tăng cao nên công ty đã dự trữ nguyên vật liệu nhiều trong năm 2008 với chi phí nguyên vật liệu là 304 triệu để phục vụ cho quá trình xây dựng. Điều này cho thấy việc dự trữ nguyên liệu của công ty là tốt vì công ty đã đoán trước được tình hình là giá sẽ tăng nên đã dự trữ trước nhằm tiết kiệm chi phí.
Tài sản ngắn hạn khác:
Tài sản ngắn hạn khác của công ty có sự tăng qua các năm. Năm 2007 tăng so với năm 2006 là 10.792 triệu đồng, với tốc độ tăng là 83,57%. Đến năm 2008 chiếm 27,72% tỷ trọng trong tổng tài sản, tăng 11.066 triệu so với năm 2007, với tốc độ tăng là 46,68%. Nguyên nhân của sự tăng liên tục vào năm 2007 và 2008 là do khoản mục tài sản khác tăng lên và chi phí trả trước ngắn hạn cũng tăng đột biến. Tài sản khác tăng là do các khoản tạm ứng của công nhân viên và các khoản ký cược, ký quỹ ngắn hạn lần lượt tăng cao vào các năm này. Còn chi phí trả trước ngắn hạn phát sinh năm 2007, 2008 chủ yếu là do giá trị của công cụ, dụng cụđã xuất dùng chờ phân bổ.
4.1.2.2. Tài sản dài hạn:
Tài sản dài hạn thì có sự tăng giảm qua các năm như sau: năm 2006 là 12.871 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 16,13% trong tổng tài sản. Đến năm 2007 giảm xuống còn 11.255 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 10,89%, tốc độ giảm là 12,56%. Đến năm 2008 tài sản dài hạn tăng lên là 22.804 triệu, chiếm tỷ trọng 18,18%, tốc độ tăng đạt 102,61%.
Việc tăng giảm của tài sản dài hạn chủ yếu là do tài sản cốđịnh có sự biến
đổi. Năm 2007 TSCĐ giảm với tốc độ 15,28% so với năm 2006, trong đó TSCĐ
hữu hình giảm, nên làm cho tài sản dài hạn của năm này giảm theo. Nguyên nhân của sự giảm này là do công ty thanh lý một số tài sản cốđịnh như máy móc, thiết bị cũ, lạc hậu của công ty và do năm 2007. Năm 2008 TSCĐ hữu hình tăng lên
đáng kể gần 12 tỷđồng, điều này do Công ty đã nắm bắt được nhu cầu xây dựng nhà ở đang tăng mạnh nên công ty đã mạnh dạn đầu tư vào việc mua sắm máy
SVTH: Nguyễn Thị Bích Hạnh Trang 45
4.1.3. Phân tích tình hình nguồn vốn
Năm 2008 tài sản tăng là do các khoản mục vốn bằng tiền, tài sản ngắn hạn khác, tài sản cố định tăng. Sở dĩ tăng là do các khoản tạm ứng của công nhân viên và các khoản ký cược, ký quỹ ngắn hạn lần lượt tăng cao. Bên cạnh đó, công ty còn đầu tư vào việc mua sắm máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải và thiết bị
truyền dẫn nhằm đáp ứng cho nhu cầu xây dựng công trình của công ty. Các