Chính sách quản lý ngoại hối của Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Luận văn - Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á - chi nhánh Cần Thơ (Trang 54)

Cũng chính vì sự đa dạng và phức tạp trong hoạt động thanh toán quốc tế mà Nhà nƣớc ta luôn ban hành những chính sách mới nhất, phù hợp nhất khi có những thay đổi do các cơ quan có liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế ban hành.

Tất cả các hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thƣơng mại nƣớc ta đều chịu sự quản lý của Nhà nƣớc bằng pháp lệnh ngoại hối. Pháp lệnh ngoại hối đƣợc Ủy Ban Thƣờng Vụ Quốc Hội ban hành và thông qua ngày 13 tháng 12 năm 2005 và bắt đầu có hiệu lực ngày 01 tháng 6 năm 2006 do chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Văn An ký.

Theo pháp lệnh ngoại hối quy định Chính Phủ chịu trách nhiệm thống nhất quản lý Nhà nƣớc về ngoại hối và giao cho ngân hàng Nhà nƣớc chịu trách nhiệm trƣớc Chính Phủ thực hiện quản lý Nhà nƣớc về hoạt động ngoại hối,

hƣớng dẫn và thanh tra, kiểm tra việc chấp hành việc thực hiện pháp lệnh ngoại hối.

Pháp lệnh ngoại hối quy định chặt chẽ những hoạt động liên quan đến tín dụng, thanh toán quốc tế, dự trữ ngoại hối…Do đó, các ngân hàng nên thƣờng xuyên theo dõi những dự luật, chính sách hƣớng dẫn của Nhà nƣớc về hoạt động ngoại hối và thanh toán quốc tế để hạn chế những tổn thất và rủi ro do không hiểu rõ các chính sách đó mang lại.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TRONG THỜI GIAN TỚI.

5.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả trong thanh toán quốc tế

5.2.1.1 Phổ cập các kiến thức về phƣơng thức tín dụng chứng từ

Trong hoạt động TTQT tại các ngân hàng Việt Nam hiện nay, đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế có trình độ chuyên môn cao còn thiếu. Do những hạn chế về kinh nghiệm thanh toán cũng nhƣ những kiến thức về tín dụng chứng từ làm cho không thể đạt đƣợc những hợp đồng với khách hàng. Đồng thời khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng, các doanh nghiệp thƣờng có xu hƣớng ỷ lại vào ngân hàng trong việc tiềm hiểu luật pháp quốc tế, điều này thƣờng dẫn đến những rủi ro và tranh chấp có liên quan.

Với thực trạng nhƣ vậy, một việc cần phải làm ngay là phổ cập các kiến thức có liên quan đến phƣơng thức tín dụng chứng từ cho các doanh nghiệp và ngân hàng thƣơng mại. Việc này có thể đƣợc thực hiện bởi các cơ sở giáo dục đào tạo của Bộ Thƣơng Mại, các trƣờng đại học khối kinh tế, đặc biệt là Trƣờng Đại Học Ngoại Thƣơng, Phòng Thƣơng mại Công nghiệp Việt Nam, Ngân Hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Học viện Ngân Hàng…Các kiến thức cần phổ cập bao gồm: - Các kiến thức chung về xuất nhập khẩu;

- Luật pháp của Việt Nam liên quan đến thanh toán với nƣớc ngoài: + Luật Thƣơng Mại Việt Nam;

+ Luật các tổ chức tín dụng 12-12-1997;

+ Nghị định 63/NĐ-CP ngày 17-8-1998 về quản lý ngoại hối;

+ Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20-9-2001 về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán…

- Các tập quán quốc tế về thanh toán bằng L/C nhƣ UCP 600, URR 525, eUCP, ISP 98;

- Luật pháp của các quốc gia khác liên quan đến thanh toán bằng L/C … - Nội dung xung đột giữa luật pháp Việ Nam, luật của các quóc gia khác và tập quán quốc tế về phƣơng thức thanh toán bằng L/C và cách giải quyết.

Ngôn ngữ của hợp đồng, L/C, các chứng từ, văn bản trong thƣơng mại quốc tế phần lớn đều bằng tiếng Anh nên việc học tập tiếng Anh là không thể thiếu và phải lồng ghép vào các nội dung nghiên cứu trên.

Ngoài các kiến thức trên, nếu có điều kiện, các ngân hàng thƣơng mại nên cho cán bộ chủ chốt trong lĩnh vực tài trợ thƣơng mại (trade finance) thi lấy chứng chỉ CDCS (Certified Documentary Credit Specialist – Chuyên gia tín dụng chứng từ - www.cdcs.org) do Viện Dịch vụ Tài Chính (Institute of Financial Services – IFS – www.ifslearning.com) và Hiệp hội Dịch vụ Tài Chính Quốc Tế (the International Financial Services Association – IFSA – www.ifsaonline.org) tổ chức. Đây là chứng chỉ quốc tế cho các chuyên gia tín dụng chứng từ, dƣợc ICC hỗ trợ. Cuộc thi lấy chứng chỉ này tổ chức ở Mỹ, Mexico, Canada, Singapore, Hong Kong, Thai Lan…Thi đỗ chứng chỉ này là một yếu tố chứng minh rằng cán bộ đó có khả năng làm việc tốt trong lĩnh vực thanh toán quốc tế bằng L/C.

Các ngân hàng thƣơng mại, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các công ty tƣ vấn luật pháp và các trƣờng đại học cần đặt mua dài hạn các tạp chí có uy tín trên thế giới về phƣơng thức thanh toán bằng L/C nhƣ: Documentary Credit World hay DC Focus (www.dcprofessional.com ) của ICC. Các tạp chí này có nội dung hết sức hữu ích nhƣ tƣờng thuật quá trình giải quyết các vụ tranh chấp về L/C trên thế giới, các bài viết bình luận về UCP của các chuyên gia hàng đầu về luật, các bài viết về xu hƣớng phát triển của phƣơng thức thanh toán bằng L/C, các thống kê về tình hình sử dụng L/C thƣơng mại, L/C dự phòng trên thế giới, các khuyến cáo về các kiểu lừa đảo hay xảy ra trên thế giới…Qua các tạp chí này, ngƣời đọc sẽ nắm bắt đƣợc những thông tin mới nhất về phƣơng thức thanh toán bằng L/C, nâng cao khả năng làm việc của mình trong lĩnh vực này, và có thể tham gia đóng góp ý kiến vào quá trình xây dựng UCP từ nay về sau,

tạo một tiếng nói riêng mạnh mẽ cho cộng đồng thƣơng mại và ngân hàng Việt Nam.

5.2.1.2 Hạn chế tối đa các rủi ro trong thanh toán quốc tế

Trong thanh toán quốc tế, tuỳ thuộc vào phƣơng thức thanh toán do ngƣời xuất nhập khẩu sử dụng mà vị trí vai trò của ngân hàng, cũng nhƣ những rủi ro và thu nhập của nó cũng sẽ khác nhau.

Đối với các phƣơng thƣc đơn giản nhƣ chuyển tiền, nhờ thu… thì vai trò của ngân hàng chỉ làm trung gian trong việc thực hiện lệnh chi trả hay nhò thu cho khách hàng để thu phí mà không chịu trách nhiệm trong việc có thu đƣợc tiền hay không, hay không thể chủ động trọng việc thanh toán. Vì vậy khi tham gia các phƣơng thức này ngân hàng ít bị rủi ro là mất tiền hay không thu đƣợc tiền do ngƣời bán không thực hiện hợp đồng hay ngƣời mua không chịu trả tiền và ngân hàng cũng chỉ thu đƣợc lợi nhuận bằng phí các bên trả khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Đối với các phƣơng thức phức tạp nhƣ tín dụng chứng từ ngoài việc thu phí mở tín dụng thƣ, ngân hàng còn sẽ thu đƣợc thêm phí tu chỉnh, sửa đổi, xác nhận bảo lãnh hoặc thêm các dịch vụ khác nếu có do khách hàng yêu cầu nhằm đảm bảo an toàn trong thanh toán của khách hàng, tuy nhiên đối với từng dịch vụ cung cáp tuỳ thuộc vào trách nhiệm nặng hay nhẹ mà ngân hàng thu phí cao hay thấp; đối với các tín dụng thƣ đòi hỏi sự bảo lãnh, xác nhận của ngân hàng…trách nhiệm của ngân hàng rất cao vì phải đứng ra cam kết thanh toán cho ngƣời bán (ngƣời hƣởng lợi) rủi ro sẽ xảy ra khi ngƣời mua do nhiều lý do mà huỷ bỏ L/C hay không nhận hàng, từ chối bộ chứng từ không hợp lệ ngân hàng thì lại không bắt bắt buộc ký quỹ 100% trị giá L/C đối với những khách hàng đó thì ngân hàng sẽ phải lãnh chịu. Hoặc do tính chất phức tạp của nhiều loại L/C làm cho việc kiểm tra bộ chứng từ có nhiều khó khăn ngân hàng kiểm tra bỏ qua nhứng sai sót và đã thanh toán cho ngƣời hƣởng lợi nhƣng ngƣời mua lại phát hiện và từ chối thanh toán bộ chứng từ, ngân hàng phải tìm cách giải quyết bộ chứng từ và lô hàng đó.

5.2.1.3 Hoàn thiện hệ thống luật pháp về quản lý ngoại hối, thanh toán quốc tế và xuất nhập khẩu

Do phƣơng thức L/C là một phƣơng thức đã, đang và vẫn sẽ đƣợc sử dụng rộng rãi ở Việt Nam, do đó cần có các văn bản pháp lý giải thích rõ ràng về mối quan hệ giữa tập quán quốc tế và luật pháp trong nƣớc. Chẳng hạn khi có xụng đột giữa UCP với các luật pháp trong nƣớc nhƣ luật pháp về xuất nhập khẩu, ngân hàng, quản lý ngoại hối thì các bên tham gia sẽ áp dụng nguồn luật nào. Hoặc cần gợi ý các ứng xử cần có của các bên khi quyền loqị của quốc gia bị vi phạm dù đã áp dụng UCP.

Do đó pháp luật Việt Nam cần cụ thể hoá hơn nữa về cách giải quyết khi có xung đột giữa UCP và luật Việt Nam. Cụ thể là cần có một văn bản pháp luật riêng trả lời đƣợc các câu hỏi sau:

- Tính chất pháp lý của UCP đối với các bên Việt Nam tham gia phƣơng thức thanh toán bằng L/C.

- Các xung đột và cách giải quyết các xung đột giữa luật pháp Việt Nam, luật của các quốc gia khác và tập quán quốc tế về phƣơng thức thanh toán bằng L/C.

Đây phải là một văn bản độc lập và đầy đủ bởi phƣơng thức thanh toán bằng L/C ngày càng đƣợc khẳng định bởi vị trí và tầm quan trọng đối với sự phát triển thƣơng mại nói riêng và phát triển kinh tế nói chung của Việt Nam.

Một vấn đề nữa là phải tăng tính cƣỡng chế của các phán quyết: các phán quyết của trọng tài hoặc các toà án dựa trên UCP phải đƣợc các bên Việt Nam thực hiện. Ở Việt Nam hiện nay có một thực trạng là với quá trình tham gia hội nhập kinh tế, trong quan hệ với các bên nƣớc ngoài, các bên Việt Nam thƣờng phải hành động theo thông lệ quốc tế. Thế nhƣng quan hệ giữa các bên trong nƣớc, luật pháp chƣa thực sự đảm bảo quyền lợi cho các bên và tính cƣỡng chế còn thấp. Chính sự không đồng bộ trong mức độ phát triển về luật pháp trong nƣớc và luật pháp quốc tế là một nguyên nhân gây ra các tranh chấp giữa các bên.

5.1.2.4 Tƣ vấn cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong quá trình thanh toán

- Tư vấn cho khách hàng là những người xuất khẩu qua trung gian nên lựa chọn loại tín dụng thư nào để đảm bảo quyền lợi

Ngày nay hình thức mua bán qua trung gian rất phổ biến trong hoạt động xuất nhâpk khẩu, sự tồn tại của những ngƣời trung gian này thật sự cần thiết vì nó tạo điều kiện cho ngƣời mua, mua đƣợc hàng và ngƣời bán tiêu thụ đƣợc hàng hoá mà cả hai bên đã mua và bán không biết nhau để thực hiện ý định.

Nhà xuất khẩu Việt Nam đang đứng trƣớc thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn và xa lạ, cho nên bƣớc đầu tiên thƣờng cần những ngƣời trung gian để bán đƣợc sản phẩm của mình. Cho dù bán qua trung gian họ sẽ không có lời nhiều nhƣng qua đó họ sẽ học hỏi kinh nghiệm và mở rộng quan hệ buôn bán tìm hiểu thị trƣờng. Để giúp cho nhà xuất khẩu giảm bớt rủi ro khi áp dụng phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ với các loại tín dụng đặc biệt, ngân hàng cần tƣ vấn cho khách hàng là nhà xuất khẩu nên cẩn trọng và lựa chọn loại tín dụng thƣ đặc biệt mang lại sự đảm bảo tối đa cho nhà xuất khẩu.

- Tư vấn cho nhà xuất khẩu khi bộ chứng từ có bất hợp lệ

Trong thực tế nhiều nhà xuất khẩu Việt Nam do chƣa hiểu rõ về thanh toán trong tín dụng chứng từ với những ƣu thế của nó, về trách nhiệm của ngân hàng phát hành và trách nhiệm của ngƣời hƣởng lợi khi xuất trình chứng từ, cho nên khi biết bộ chứng từ có sai sót thì thƣờng xuyên yêu cầu ngân hàng chuyển chứng từ đi để thanh toán theo phƣơng thức nhờ thu. Nếu làm nhƣ vậy sẽ gây bất lợi cho nhà xuất khẩu vì lúc đó bộ chứng từ sẽ đƣợc xử lý theo quy tắc thống nhất về nhờ thu, có nghĩa chứng từ mất quyền đƣợc bảo đảm với điều lệ UCP 600 mà theo đó ngân hàng phát hành phải thực hiện đúng nhiệm vụ là kiểm tra bộ chứng từ trong thời gian hợp lý nhƣng không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận bộ chứng từ, nếu quá thời hạn trên ngân hàng phát hành sẽ bị mất quyền từ chối thanh toán.

Tuy quyền chọn gửi bộ chứng từ thanh toán theo phƣơng thức nào là của ngƣời hƣởng lợi, nhƣng ngân hàng với bề dày trong kinh nghiệm thanh toán quốc tế cũng nhƣ có trình độ hiểu biết về thanh toán theo tín dụng chứng từ nên tƣ vấn cho khách hàng: Khi bộ chứng từ có bất hợp lệ, ngƣời hƣởng nên yêu cầu chuyển

chứng từ trên cơ sở chấp nhận thanh toán và ghi rõ áp dụng theo UCP 600 chứ không nên gửi theo phƣơng thức nhờ thu.

5.1.2.5 Lựa chọn các phƣơng pháp giải quyết tranh chấp phù hợp

a. Lựa chọn phương pháp giải quyết tranh chấp

- Thƣơng lƣợng

Là phƣơng pháp trong đó các bên giải quyết tranh chấp bằng cách liên lạc trực tiếp với nhau và trao đổi các quan điểm bên ngoài hệ thống xét xử chính thức. Thƣơng lƣợng có thể dẫn tới kết quả là tranh chấp đƣợc giải quyết, hoặc các bên chuẩn bị đƣa tranh chấp ra một bên thứ ba nhƣ hoà giải hoặc trọng tài. - Kiện ra trọng tài

Phƣơng pháp kiện ra trọng tài sử dụng một hoặc một số ngƣời độc lập, khách quan và có năng lực để làm trọng tài. Các bên đƣợc tự do chọn cơ quan trọng tài, các quy tắc và các trọng tài.

Phƣơng pháp trọng tài có ba đặc điểm chính:

- Các bên đƣợc lựa chọn địa điểm và thời gian cho công tác trọng tài.

- Các bên đƣợc lựa chọn, theo quy định của pháp luật, xem có bị ràng buộc bởi các quy tắc thủ tục hay không. Nếu họ muốn bị ràng buộc, họ đƣợc chọn các quy tắc áp dụng.

- Các bên đƣợc lụa chọn một hoặc các trọng tài không liên quan đến địa điểm, thời gian và các quy tắc thủ tục của công tác trọng tài. Tuy nhiên trong trƣờng hợp trọng tài quy chế (hay trọng tài thƣơng trực), việc chọn trọng tài thông thuờng đƣợc hạn chế trong danh sách trọngt ài đã đƣợc tổ chức trọng tài thiết kế trƣớc.

- Hoà giải

Là phƣơng pháp trong đó ngƣời hoà giải cố gắng giúp các bên đạt tới giải quyết đƣợc tranh chấp, hoặc phát hành một lời khuyên hoặc một báo cáo chính thức sau quá trình hoà giải. Các quy tắc thủ tục hết sức mềm dẻo, hoặc thậm chí không tồn tại.

Hoà giải khác với trọng tài ở chỗ hoà giải viên không có quyền đƣa ra quyết định.

Hoà giải đặt biệt hữu ích khi giải quyết tranh chấp giữa các bên có quan hệ thƣơng mại lâu dài hoặc khi tranh chấp nhỏ.

- Kiện ra toà án

Là một trong những phƣơng pháp truyền thống để giải quyết trnh chấp. Toà án sẽ là ngƣời xét xử tranh chấp và cƣỡng chế thi hành phán quyết của mình theo thủ tục của toà. Toà án còn có thể thực hiện cả việc cƣỡng chế thi hành phán quyết của nƣớc ngoài.

Trong phƣơng thức thanh toán bằng L/C, trong L/C thƣờng không qui định các vấn đề về trọng tài hay luật áp dụng mà chỉ dẫn chiếu tới UCP. Do đó trƣớc hết các bên sẽ căn cứ vào UCP và các nguồn luật khác có thể dùng để giải quyết tranh chấp, kết hợp với điều khoản trọng tài trong hợp đồng để chọn phƣơng pháp giải quyết tranh chấp phù hợp.

Thông thƣờng, để tiết kiệm thời gian và chi phí, các bên đầu tiên nên chọn các phƣong pháp thƣơng lƣợng và hoà giải, nếu không giải quyết đƣợc mới dùng phƣơng pháp trọng tài và phƣơng pháp kiện ra toà. Phƣơng pháp thƣong lƣọng có ƣu điểm là không làm ảnh hƣởng đến quan hệ thƣơng mại giữa hai bên, chi phí thấp. Trong khi đó phƣơng pháp hoà giải lại đòi hỏi phải có sự tham gia của một bên thứ ba, làm phát sinh thêm chi phí hoà giải.

Một phần của tài liệu Luận văn - Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á - chi nhánh Cần Thơ (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)