PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu Luận văn - Phân tích tình hình hoạt động của dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng Vietcombank chi nhánh Cần Thơ. (Trang 48)

BANKING VÀ SMS-BANKING CỦA NGÂN HÀNG VCB CHI NHÁNH CẦN THƠ:

4.2.1.Tình hình hoạt động:

Dù chỉ mới triển khai sử dụng dịch vụ internet banking và SMS không lâu, nhưng với những tiện ích mà nó đem lại, giờ đây, dịch vụ internet và SMS banking đã dần được mọi người đón nhận.

Bảng 22: SỐ LƢỢNG KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET BANKING VÀ SMS-BANKING

Chỉ tiêu Năm 2007 so với 2006 2008 so với 2007 2006 2007 2008 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Tổng số người sử dụng i-banking và SMS-banking 3.220 5.250 10.580 2.030 63 5.330 101,5 Số lượng sử dụng Internet banking 2.120 3.760 6.750 1.640 77,4 2.890 79,5 Số lượng sử dụng SMS banking 1.100 1.490 3.830 390 35,5 2340 157,1

(nguồn: phòng kinh doanh dịch vụ)

Từ bảng số liệu có thể thấy số lượng người sử dụng dịch vụ i-banking và sms-banking đều tăng qua mỗi năm.Tổng số người sử dụng i-banking và SMS- banking năm 2008 tăng gần 2 lần so với số người sử dụng năm 2007, thể hiện mức tăng trưởng tương đối tốt đối với dịch vụ này.

Những năm đầu lúc mới triển khai loại hình này, số lượng người biết đến và có nhu cầu sử dụng dịch vụ rất thấp, một phần là do kinh tế Cần thơ lúc bấy giờ vẫn chưa phát triển, tỷ lệ người có máy vi tính kết nối internet tại nhà còn rất thấp, vì vậy mà họ chưa có điều kiện sử dụng dịch vụ này. Đến những năm gần đây,khi mà internet đã phát triển rộng rãi, cũng như những nhu cầu cao hơn về hệ thông giao dịch đối với ngân hàng thì số lượng người tiếp cận với dịch vụ này đã có xu hướng tăng.

2.120 1.100 3.760 1.490 6.750 3.830 0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 7.000 2006 2007 2008

Số người sử dụng I- banking Số người sử dụng SMS- banking

HÌNH 5 : SỐ NGƢỜI SỬ DỤNG I-BANKING VÀ SMS-BANKING

Tuy nhiên, số lượng người sử dụng dịch vụ này còn kém xa so với số khách hàng sử dụng và thanh toán thẻ ATM của ngân hàng. Bởi một phần là nhiều người vẫn chưa thấy được sự cần thiết của loại hình dịch vụ này, trong khi đó, có đến 90% sinh viên vẫn chưa quan tâm và tìm đến dịch vụ này.

Ngoài ra, từ ngày 15/11/2008, ngân hàng VCB chính thức thay đổi giao diện của dịch vụ VCB-ibanking, với mục tiêu mang lại nhiều tiện ích và sự thân thiện trong sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến, một số tính năng mới trong việc thay đổi giao diện như sau:

-Bổ sung tính năng quên mật khấu.

-Bổ sung tiện ích “Đăng ký nhận sao kê tài khoản hàng tháng qua email” Mặt khác, một chức năng mới của SMS- banking vừa được ngân hàng triển khai thực hiên vào đầu năm nay là dịch vụ VCB-eToup với tính năng nạp tiện vào điện thoại của bạn. Tuy dịch vụ này mới được triển khai trong năm nay nhưng đã được nhiều người biết và bắt đầu tìm đến sử dụng dịch vụ mới này bởi những tiện ích mà nó đem đến.

Với những nỗ lực trên, những khách hàng sử dụng dịch vụ i-banking và sms- banking ngày càng được hưởng nhiều lợi ích hơn từ VCB đem lại.

Bảng 23: SỐ LƢỢNG THỰC HIỆN CÁC GIAO DỊCH QUA I-BANKING VÀ SMS-BANKING (2006- 2008) ĐVT: lượt sử dụng Khoản mục Năm 2006 2007 2008 Internet banking SMS banking Internet banking SMS banking Internet banking SMS banking

Truy vấn thông tin tài khoản

91.000 48.000 249.000 110.500 450.000 286.000

Khác 4.500 2.100 11.100 6.340 23.000 11.490 Tổng 95.500 50.100 260.100 116.840 473.000 297.490

(nguồn: phòng kinh doanh dịch vụ)

Từ bảng số liệu trên ta thấy số lượng giao dịch được sử dụng dịch vụ I- banking và SMS-banking đều tăng qua mỗi năm.Trong đó số lượt sử dụng SMS- banking tuy có tăng qua các năm nhưng vẫn còn kém xa so với dịch vụ I-banking, bởi một phần là do đa số người sử dụng Internet banking là nhân viên văn phòng nên họ dùng dịch vụ này thường xuyên và thuận tiện như có thể xem trực tiếp và nhanh chóng các thông tin về số dư tài khoản hoặc các biến động tài khoản mà không cần gửi tin nhắn SMS đến tổng đài như dịch vụ SMS-banking.

139.000 6.600 395.500 17.440 736.000 34.490 0 200.000 400.000 600.000 800.000 2006 2007 2008

Truy vấn thông tin tài khoản Khác

HÌNH 6 : SỐ LƢỢNG GIAO DỊCH ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG I-BANKING VÀ SMS-BANKING

Từ hình trên, ta thấy số lượt sử dụng dịch vụ i-banking và SMS-banking chỉ chủ yếu dùng để truy vấn thông tin tài khoản, còn các chức năng khác vẫn chưa được sử dụng nhiều. Từ đó ta thấy ngân hàng cần mở rộng thêm các chức năng mới cho dịch vụ này, đồng thời giúp khách hàng nắm được tất cả các chức năng của dịch vụ ngân hàng điện tử.

4.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của dịch vụ I-

banking và SMS- banking.

Bảng 24: THÔNG TIN VỀ DỊCH VỤ I-BANKING CỦA KHÁCH HÀNG

Chỉ tiêu Tần số (số

ngƣời/ 40 mẫu) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ (%)

Trên TV, internet, báo đài… 12 30,0

Do nhân viên tiếp thị của ngân hang 6 15,0

Từ bạn bè, người thân 15 37,5

Quảng cáo, tờ rơi 6 15,0

Khác 1 2,5

Tổng 40 100,0

Từ bảng số liệu trên, tỷ lệ người dăng ký sử dụng dịch vụ i-banking từ bạn bè, người thân chiếm cao nhất (37,5%), kế đến có đến 30% tỷ lệ người biết đến từ internet, quảng cáo trên báo đài, cho thấy việc quảng cáo trên các website hoặc bài báo hằng ngày rất được mọi người quan tâm, 2 chỉ tiêu có số lựa chọn bằng nhau là do nhân viên tiếp thị và quảng cáo tờ rơi (cùng chiếm 15%).

Tương tự internet-banking, số người sử dụng SMS-banking thường đã qua sử dụng internet banking, do đó thông tin của họ cũng gần giống với số người sử dụng internet-banking, đa số người đều chọn sử dụng dịch vụ là do thấy mục quảng cáo SMS banking trên Internet banking. Và 1 số đông cũng sử dụng do được truyền tai nhau từ bạn bè, người thân về dịch vụ này. Từ đó có thể thấy bì dịch vụ Internet banking và SMS banking không phổ biến như thẻ ATM của ngân hàng nên việc tiếp thị của các nhân viên là cần thiết, nhám giúp mọi người thấy được những tiện ích mà dịch vụ này đem đến. Bảng 25: LÝ DO KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ I-BANKING Chỉ tiêu số lựa chọn/ tổng số lựa chọn Tỷ lệ (%)

Thuận tiện cho việc kiểm tra tài khoản. 30 40,0 Truy cập và nắm bắt nhanh các thông

tin

23 30,6

Do nhiều người xung quanh dùng 14 18,7

Khác 8 10,7

Tổng 75 100,0

( Nguồn: từ bảng xử lý số liệu)

Từ bảng số liệu ta thấy có 40% trong tổng số lựa chọn khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ này chủ yếu là muốn thuận tiện cho việc kiểm tra tài khoản như xem số dư tài khoản, thông tin về các cuộc giao dịch gần đây v.v.. mà không cần ra hệ thống máy ATM, giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian, kế đến việc truy cập và nắm bắt nhanh các thông tin (30,6%), đây cũng là 1 trong những tiện ích mà khách hàng ưa chuộng, nếu bạn có tài khoản tiết kiệm, Internet banking sẽ giúp bạn các thông tin về lãi suất, tiền gửi hoặc nếu bạn có tài khoản vay tại ngân hàng, dịch vụ

này sẽ cung cấp thông tin về lịch trả nợ, lãi suất mỗi kỳ… kế đến là do thấy những người xung quanh dùng nên dùng thử. Ngoài ra, có 8 lựa chọn cho rằng họ sử dụng dịch vụ này là do muốn được giải đáp các thắc mắc khi sử dụng các dịch vụ bằng cách gửi e-mail nhờ tư vấn và nhận được phản hồi trong thòi gian nhanh nhất.

Đối với những người sử dụng SMS- banking, đa số khách hàng cho rằng họ tìm đến dịch vụ này là do thấy thông tin về dịch vụ này trên website quảng cáo của VCB nên đăng ký dùng thử. Kế đến là những tiện ích mà dịch vụ này mang đến cũng như Internet banking, tuy nhiên, nó có tính thuận tiện hơn dịch vụ Internetbanking là khách hàng có thể sử dụng được mọi lúc mọi nơi ngay trên chiếc điện thoại của mình, là vật dụng mà mọi người đa số đều mang theo bên mình thay vì 1 chiếc máy tính có nối mạng Internet.

Bảng 26: MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ DỊCH VỤ I-BANKING VÀ SMS-BANKING CỦA VCB.

Chỉ tiêu Tần số (số ngƣời/ 40 mẫu) Tỷ lệ (%) Rất hài lòng 0 0,0 Hài lòng 18 45,0 Trung bình 14 35,0 Không hài lòng 4 10,0 Tổng cộng 40 100,0 ( Nguồn: từ bảng xử lý số liệu)

Qua bảng số liệu trên, số lượng khách hàng hài lòng đối với dịch vụ này là 45%, tuy nhiên cũng có đến 35% cho rằng dịch vụ này chỉ ở mức trung bình, và 10% là không cảm thấy hài long khi sử dụng dịch vụ này. Số liệu trên có thể thấy số lượng người hài lòng đối với dịch vụ này tuy cao nhưng vẫn có đến 45% số người đánh giá nó chỉ ở mức trung bình và không hài lòng, 1 phần bởi 1 số rủi ro mà họ gặp phải trong quá trìng sử dụng hoặc 1 số cho rằng các chức năng của dịch vụ này vẫn chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng.

Bảng 27: NHỮNG RỦI RO CỦA KHÁCH HÀNG THƢỜNG GẶP TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG I-BANKING Chỉ tiêu Số lựa chọn/ tổng lựa chọn Tỷ lệ (%)

Khi truy cập tên xong nhưng không vào được hệ thống.

25 55,6

Không sử dụng hết được các chức năng trong mục

6 13,3

Bị lộ tài khoản 1 2,2

Chờ đợi lâu trong quá trình sử dụng 10 22,2

Khác 3 6,7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng 45 100,0

( Nguồn: từ bảng xử lý số liệu)

Qua bảng số liệu về những rủi ro mà khách hàng thường gặp, chỉ tiêu về việc khách hàng không vào được website sau khi đánh mật mã chiếm đến 55,6%/ tổng số lựa chọn, đây là 1 tỷ lệ khá cao mà ngân hàng cần đặc biệt quan tâm, kế đến là việc chờ đợi lâu trong quá trình sử dụng chiếm tỷ lệ là 22,2%, từ đó ngân hàng nên có những biện pháp nhằm cải thiện tình hình trên như thường xuyên kiểm tra và nâng cấp hệ thống website của ngân hàng điện tử. Kế đến là 1 số khách hàng cho rằng họ không sử dụng được hết các chức năng trong mục giới thiệu về i-banking, có thể 1 phần là do lỗi sự cố từ hệ thống này, có lúc sử dụng được, nhưng lúc lại không dùng được. Trường hợp bị lộ tài khoản ở đây là rất ít (chỉ chiếm 2,2%), cho thấy hệ thống bảo mật của i-banking của Vietcombank là khá tốt.

Bảng 28: NHỮNG RỦI RO CỦA KHÁCH HÀNG THƢỜNG GẶP TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG SMS-BANKING.

Chỉ tiêu Số lựa chọn/

tổng lựa chọn

Tỷ lệ (%)

Không nhận được tin nhắn trả lời từ dịch vụ ngân hàng

25 55,4

Không sử dụng hết được các chức năng trong mục.

6 13,0

Bị lộ tài khoản 0 0,0

Chờ đợi lâu trong quá trình sử dụng 11 23,9

Khác 4 8,7

Tổng 46 100,0

(Nguồn: từ bảng xử lý số liệu)

Phân tích bảng số liệu trên, ta thấy hệ thống SMS- banking của ngân hàng vẫn còn 1 số hạn chế như không trả lời hết hoặc trong thời gian lâu các tin nhắn từ phía khách hàng, trong đó có 8,7 % chọn trường hợp khác là họ gặp khó khăn trong quá trình đăng ký sử dụng SMS-banking, khi dăng ký sử dụng SMS-banking từ internet-banking thường không vào được hệ thống dăng ký hoặc khó dăng ký. Chưa có khách hang nào bị lộ tài khoản, tuy nhiên bắt đầu từ năm 2008, ngân hàng đã triển khai dịch vụ nhắn tin nạp tiền vào điện thoại của khách hàng, nên vấn đề bảo mật sẽ cần được quan tâm hơn.

Bảng 29: ĐỀ XUẤT TỪ KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ I-BANKING.

Chỉ tiêu Số lựa chọn/

tổng lựa chọn

Tỷ lệ (%)

Mở rộng thêm chức năng( chuyển khoản) 30 47,6

Tăng cường tính bảo mật 3 4,8

Nâng cấp hệ thống website 26 41,3

Khác 4 6,3

Tổng 63 100,0

Qua bảng số liệu về những đề xuất của khách hang đối với 2 dịch vu internet banking có thể thấy có đến 47,6% trong tổng số lựa chọn là muốn sử dụng thêm chức năng chuyển khoản từ dịch vụ này, vì đây là một chức năng rất cần thiết hiện nay và đã được một số ngân hàng triển khai như ngân hàng Đông Á, giúp khách hàng không phải ra ngoài hệ thống máy ATM vẫn thực hiện được lệnh giao dịch chuyển khoản. Tính bảo mật hiện nay tuy chỉ được khách hàng đề xuất là 4,8% nhưng trong tương lai, nếu ngân hàng triển khai thực hiện thêm chức năng chuyển khoản từ i-banking thì vấn đề về tính bảo mật sẽ cần được quan tâm hơn rất nhiều nhằm bảo đảm tính an toàn và tin cậy hơn cho khách hàng sử dụng. Bên cạnh đó tỷ lệ chiếm khá cao nữa là việc đề xuất nâng cấp hệ thống website của ngân hàng, đây là vấn đề rất cần được quan tâm và thực hiện nhanh chóng bởi có nhiều khách hàng vẫn thường gặp những rủi ro trong quá trình đăng nhập và sử dụng dịch vụ này.

Bảng 30: NHỮNG ĐỀ XUẤT TỪ PHÍA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ SMS-BANKING.

Chỉ tiêu Số lựa chọn/

tổng lựa chọn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ (%)

Mở rộng thêm chức năng( chuyển khoản,..) 10 21,3

Tăng cường tính bảo mật 10 21,3

Nâng cấp hệ thống trả lời tin SMS từ khách hàng

25 53,2

Khác 2 4,2

Tổng 47 100,0

( Nguồn: từ bảng xử lý số liệu)

Chiếm tỷ lệ cao nhất là đề xuất ngân hàng nâng cấp dịch vụ trả lời tin nhắn như hỏi về số dư tài khoản của khách hàng (53,2%). Một số khách hàng khi nhắn tin vào dịch vụ 8170 để xem thông tin, số dư tài khoản thì không thấy tin nhắn trả lời, hoặc đợi rất lâu sau mới nhận được. Kế đến là nhu cầu muốn mở rộng thêm chức năng từ SMS-banking như hiện nay một số ngân hàng triển khai như nạp trực tiếp Vcoin từ tài khoản ngân hàng, và nhất là chức năng chuyển khoản vì chuyển khoản trong internet banking chỉ sử dụng cho chiếc máy tính ở nhà, còn chiếc điện thoại di

động luôn được mang theo bên người nên sẽ thuận tiện hơn trong việc thực hiện các giao dịch. Kế đến là 21,3% yêu cầu tăng cường tính bảo mật và 4,2 % lựa chọn khác.

Bảng 31: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ DỊCH VỤ INTERNET- BANKING VÀ SMS-BANKING CỦA KHÁCH HÀNG TRONG TƢƠNG LAI

Chỉ tiêu Tần số (số

ngƣời/ 40 mẫu)

Tỷ lệ (%)

Tiếp tục sử dụng 20 50,0

Ngưng sử dụng 4 10,0

Vẫn sử dụng dịch vụ của ngân hàng nhưng sẽ đăng ký sử dụng thêm ở ngân hàng khác

16 40,0

Tổng 40 100,0

( Nguồn: từ bảng xử lý số liệu)

Qua bảng số liệu ta thấy việc vẫn tiếp tục sử dụng chiếm đến 90% , trong đó có 40% vẫn sử dụng nhưng sẽ đăng ký thêm dịch vụ i-banking ngân hàng khác. 40% là tỷ lệ khá cao và có thể trong tương lai, nếu họ cảm thấy phù hợp với dịch vụ i- banking hay sms-banking của ngân hàng khác thì sẽ chuyển sang dùng hẳn, nếu tình trạng này kéo dài, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ này của VCB sẽ bị giảm rất đáng kể. Vì vậy, VCB nên có những chính sách nhằm nâng cấp và đổi mới hệ thống này, nhằm thu hút số người sử dụng ngày càng tăng trong tương lai.

CHƢƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG VIETCOMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ 5.1.TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CÁC TỒN TẠI.

5.1.1. Những tồn tại

Tại ngân hàng ngoại thương Vietcombank chi nhánh Cần Thơ, tình hình hoạt động của dịch vụ ngân hàng điện tử đã đạt được những thành công nhất định, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cón tồn tại những mặt hạn chế sau:

-Trên thực tế, thói quen dùng tiền mặt của người dân Việt Nam nói chung và của tp Cần Thơ nói riêng vẫn còn tồn tai, cụ thể họ chỉ sử dụng thẻ ATM để rút tiền mặt, trong khi số người sử dụng I-banking và SMS-banking phụ thuộc chủ yếu từ

Một phần của tài liệu Luận văn - Phân tích tình hình hoạt động của dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng Vietcombank chi nhánh Cần Thơ. (Trang 48)