PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

Một phần của tài liệu Luận văn - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Cái Khế (Trang 33 - 39)

KINH DOANH CỦA EXIMBANK CÁI KHẾ.

1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh

CHỈ TIÊU NĂM SO SÁNH 2007/2006 SO SÁNH 2008/2007 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % TỔNG THU NHẬP 22.458 44.115 67.706 21.657 96,43 23.591 53,47 TỔNG CHI PHÍ 19.179 36.448 61.496 17.269 90,04 25.048 68,72 LỢI NHUẬN 3.279 7.667 6.210 4.338 133,82 (1.547) -19

Bảng 5 : Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm từ 2006 đến 2008. Chỉ tiêu Đvt 2006 2007 2008 Vốn tự có Triệu đồng 117 178 1.260 Tài sản Triệu đồng 246.625 389.164 470.869 Thu nhập Triệu đồng 22.458 44.115 67.706 Tổng chi phí Triệu đồng 19.179 36.448 61.496

Lợi nhuận Triệu đồng 3.279 7.667 6.210

Lợi nhuận/ Tổng tài sản (ROA) % 1,33 1,97 1,32

Lợi nhuận / Vốn tự có (ROE) % 27,89 42,66 4,93

Hệ số chênh lệch lãi % 2,71 3,51 2,95

Hệ số doanh lợi (ROS) % 14,6 17,38 9,17

Hệ số sử dụng tài sản % 9,11 11,34 14,38

Tài sản/ vốn tự có % 2.098,04 2.165,4 373,71

Tổng chi phí/ Tổng tài sản % 7,78 9,37 13,06

Tổng chi phí/ Tổng thu nhập % 85,4 82,62 90,83

(Nguồn : Phòng Kế toán Eximbank Cái Khế)

a. Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA: Return on asset)

Chỉ số này còn đƣợc gọi là tỷ suất sinh lời của tài sản, nó cho ta thấy đƣợc khả năng bao quát của Ngân hàng trong việc tạo ra lợi nhuận từ tài sản. Nói cách khác, ROA giúp ta xác định hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản hay một đồng tài sản tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Qua bảng 5, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của Ngân hàng qua ba năm đều tăng. Năm 2006, tỷ suất này là 1,33%. Năm 2007, tỷ suất này là 1,97% (tăng 0,64% so với năm 2006). Năm 2008, tỷ suất này là 1,32% (giảm 0,65% so với năm 2007). Điều này cho thấy Ngân hàng đã nâng cao đƣợc hiệu quả kinh doanh, cơ cấu hợp lý và có sự điều động linh hoạt giữa các hạng mục tài sản trƣớc những biến động của nền kinh tế ở. Tỷ số này tăng nhƣ vậy là do lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trƣớc và tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận thì cao hơn tốc độ tăng trƣởng tổng tài sản ở giai đoạn 2006 – 2007. Về năm 2008 hầu nhƣ lợi nhuận của các ngân hàng đều giảm sút do tình hình kinh tế đang trên đà suy thoái, các loại tài sản không thể phát huy khả năng sinh lời ở

mức tối đa cũng là điều tất yếu.

Nhìn chung, ROA của Ngân hàng vẫn còn ở mức thấp chứng tỏ Ngân hàng chƣa thực sự mạnh dạng trong việc phân bổ vào các tài sản sinh lời cao vì chƣa kiểm soát đƣợc toàn bộ rủi ro.

b. Lợi nhuận trên vốn tự có (ROE)

Từ số liệu bảng 5 cho thấy, tỷ suất sinh lợi của chi nhánh trên vốn tự có qua 2 năm 2006 – 2007 tăng lên một tỷ lệ khá lý tƣởng từ 27,89% năm 2006 thành 42,66% năm 2007. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng khá hiệu quả nguồn vốn tự có của mình từ khi tách rời hoạt động với Eximbank Cần Thơ. Nhƣng con số này lại sụt giảm ở mức bất ngờ vào năm 2008 chỉ còn 4,93%, nhƣng ta không thể cho rằng chỉ tiêu này thể hiện rằng chi nhánh hoạt động hoàn toàn không hiệu quả. Vì từ 2007 sang 2008, Eximbank Việt Nam đã có hoạt động bán cổ phần cho các công ty tập đoàn nƣớc ngoài, trích cổ tức, lợi nhuận kinh doanh để làm gia tăng vốn điều lệ, khiến mức vốn của toàn hệ thống tăng lên đáng kể. Đồng thời trong năm 2008, việc lãi suất cho vay tăng cao do các chính sách thắt chặt tiền tệ và các ảnh hƣởng tiêu cực của tình hình suy thoái kinh tế khiến cho chi nhánh càng khó khăn hơn trong việc phân bổ nguồn vốn tự có để sinh lời, đây cũng không phải là tình trạng cá biệt của các chi náhnh ngân hàng trong năm 2008.

Vào 2 năm đầu của thời gian nghiên cứu, tỷ số này khá lớn so với mức lợi nhuận trên tổng tài sản, đây là một điều đáng lo ngại vì nó chứng tỏ nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng quá lớn so với số vốn tự có của chi nhánh, mà huy động càng nhiều rủi ro càng cao. Chính nhờ chính sách tăng vốn tự có của ngân hàng trong năm 2008 đã giúp cải thiện tình trạng này rút ngắn khoảng cách giữa hai chỉ số và cũng làm rủi ro giảm xuống.

c. Hệ số chênh lệch lãi.

Tỷ lệ này tăng từ 2,71% năm 2006 lên 3,51% năm 2007 và hạ xuống 2,95% năm 2008 cho thấy tình hình lãi suất của chi nhánh trong thời gian này dao động khá lớn. Dù năm 2007 Eximbank có tăng lãi suất huy động lên ở mức khá cao do chính sách của ngân hàng muốn thu hút nguồn vốn nhàn rỗi để cho vay, vì đây là năm tăng trƣởng nóng của toàn hệ thống kinh tế nhƣng mức thu lãi do vẫn ở mức cao do tổng dƣ nợ tăng nên hệ số chênh lệch lãi này vẫn cao hơn so với 2006.

Sau khi bƣớc sang 2008, lo ngại tình hình lạm phát đã gây nhiều ảnh hƣởng xấu đến nền kinh tế, ngân hàng nhà nƣớc đã tiến hành các chính sách thắt chặt tiền tệ, nâng cao lãi suất làm cho nguồn vốn đầu vào của chi nhánh tăng giá và kéo theo lãi suất cho vay tăng, hạn chế phần nào sự mạnh dạn đầu tƣ của các khách hàng để sản xuất kinh doanh làm giảm đi số thu lợi từ hoạt động tín dụng, kéo theo hệ số chênh lệch lãi cũng sụt giảm so với cùng kỳ 2007.

d. Hệ số doanh lợi (ROS)

Các số liệu thể hiện trong bảng 5 đã cho thấy mức sinh lời từ thu nhập của chi nhánh khá rõ ràng. Tƣơng tự nhƣ hệ số chênh lệch lãi, con số vẫn tăng lên vào năm 2007 và giảm xuống ở năm 2008. Mức lợi nhuận đạt đƣợc từ thu nhập vẫn tăng chứng tỏ chi nhánh đã rất cố gắng trong việc làm giảm chi phí tăng thu nhập của ngân hàng nhƣng lại chẹn lại vào năm 2008 do khủng hoảng kinh tế ảnh hƣởng đến tình hình kinh doanh chung.

e. Hệ số sử dụng tài sản

Đối với hệ số sử dụng tài sản thì lại có chiều hƣớng tăng lên liên tục qua các năm từ 9,11% năm 2006 lên 11,34% năm 2007 và đạt 14,38% năm 2008. Điều này cho thấy ngân hàng đã sử dụng tài sản của mình ngày một tốt hơn, hiệu quả hơn để tạo ra thu nhập, minh chứng là thu nhập của ngân hàng qua ba năm đều tăng lên rõ rệt.

f.Tài sản trên vốn tự có

Mức tài sản sinh ra từ vốn tự có tăng nhẹ từ 2.098,04% trong năm 2006 thành 2.165,4 trong năm 2007 và giảm xuống còn 373,71% vào năm 2008 . Tỷ số này giảm đi một phần là do vốn tự có của ngân hàng đã tăng lên rất nhiều trong năm 2008 do chính sách chung của toàn hệ thống. Mặt khác, do ngân hàng vẫn còn một số hạn chế nhất định chƣa đủ khả năng kiểm soát toàn bộ nên chƣa mạnh dạn phát triển nguồn tài sản trên nguồn vốn của mình.

g. Tổng chi phí trên tổng tài sản

Tỷ số này không ngừng tăng lên từ năm 2006 7,78%, thành 9,37% và 13,06% trong năm 2007 và 2008. Mức chi phí tăng lên là do các chính sách tăng lãi suất của ngân hàng trong thời gian qua và chi phí đầu tƣ cho các hoạt động dịch vụ mới của chi nhánh sau khi tách thành chi nhánh cấp I nhƣ in ấn mẫu đăng ký, hồ sơ của Eximbank Cái Khế, đầu tƣ thêm trang thiết bị hiện đại cho nhân viên thao tác, lắp đặt, sửa chữa

máy ATM…. Nhƣng nhìn chung tỷ số này vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp chứng tỏ chi nhánh cũng đã kiểm soát khá hiệu quả nguồn chi hình thành tài sản của mình.

h. Tổng chi phí / Tổng thu nhập

Qua bảng số liệu cho thấy tỷ số này có chiều hƣớng giảm nhẹ vào năm 2007 là 82,62% thấp hơn so với 2006 là 85,4% và lại tăng lên trong năm 2008 là 90,83%. Các chính sách kiềm hãm lạm phát qua việc thắt chặt cho vay bằng cách tăng lãi suất huy động đã giúp ta giải thích phần nào việc chi phí tăng lên trên tổng thu nhập. Trong thời kỳ lạm phát, giá cả mọi thứ đều có chiều hƣớng đi lên rất cao bao gồm cả vốn huy động, chi hoạt hoạt động tuyên truyền, đầu tƣ tài chính nên để gia tăng thu nhập thì chi phí tăng cao là điều dễ hiểu. Nhƣng chi nhánh cần kiểm soát chặt chẽ hơn việc sử dụng chi phí trong tổng thu nhập của mình, dẫu sao con số này chiếm tỷ lệ trên 80% vẫn là hiện tƣợng không mấy khả quan.

2. Các chỉ tiêu về rủi ro. Rủi ro lãi suất

Bảng 6 : Hệ số rủi ro lãi suất của Eximbank Cái Khế qua 3 năm

Chỉ tiêu Đvt Năm

2006 2007 2008

Tài sản nhạy cảm với lãi suất triệu đồng 142.933 300.282 367.419 Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất triệu đồng 83.161 251.703 315.560

Hệ số rủi ro lãi suất % 1,72 1,19 1,16

(Nguồn : Phòng Kế toán Eximbank Cái Khế)

Từ số liệu bảng 6 cho ta thấy hệ số rủi ro lãi suất của ngân hàng có chiều hƣớng đi xuống qua các năm từ 1,72 năm 2006 giảm còn 1,19 năm 2007 và 1,16 năm 2008. Dựa trên các chỉ số có đƣợc ta có thể tiên đoán đƣợc tình hình thu nhập của ngân hàng theo diễn biến lãi suất, khi lãi suất tăng thì thu nhập của ngân hàng tăng và khi lãi suất giảm thì thu nhập của ngân hàng giảm. Minh chứng là lãi suất của ngân hàng trong năm 2007 và khoảng đầu năm 2008 đều tăng khiến thu nhập của ngân hàng trong khoảng thời gian này đều tăng, vì trong thwoif gian 2007 là thời điểm tăng trƣởng nóng số dƣ nợ của ngân hàng đã tăng lên rất nhiều và kéo dài sang 2008, khi lãi suất ngân hành ở mức cao thì nguồn lợi thu đƣợc của ngân hàng cũng đƣợc nâng lên. Mãi đến khi ngân hàng thực thi chính sách giảm lãi suất cho vay và hỗ trợ doanh nghiệp cộng với các tác động tiêu cực khác của thị trƣờng trong năm 2008 đã làm cho lợi

Rủi ro tín dụng

Bảng 7 : Hệ số rủi ro lãi suất của Eximbank Cái Khế qua 3 năm

Chỉ tiêu Đvt Năm

2006 2007 2008

Nợ xấu triệu đồng 2.955 2.273 36.380

Tổng dƣ nợ triệu đồng 241.787 371.855 454.750

Hệ số rủi ro tín dụng % 1,22 0,61 8,00

(Nguồn : Phòng Kế toán Eximbank Cái Khế)

Các chỉ số của bảng 7 đã cho ta thấy kết quả từ tác động của lạm phát và khủng hoảng kinh tế đã tác động mạnh mẽ nhƣ thế nào đến chất lƣợng tín dụng của chi nhánh. Từ con số 1,22 của 2006 giảm xuống 0,31 năm 2007 và bất ngờ tăng vọt lên 8,0 trong năm 2008. Vài năm 2007, việc làm ăn của các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp thuộc các ngành nghề hầu nhƣ phát triển khá tốt do đây đang là năm việt nam đang thực hiện chính sách tăng trƣởng nóng đến trên 8% và các khoản nợ đa phần đều có chất lƣợng trên trung bình.

Chuyển sang năm 2008, không những tình hình tăng trƣởng kinh tế xấu hơn, cuộc sống ngƣời dân giảm sút tình hình lừa đảo, chiếm đoạt tài sản tín dụng diễn ra khắp nơi mà cả chất lƣợng tín dụng của ngân hàng cũng giảm xuống rất nhiều. Các doanh nghiệp lâm vào tình trạng thiếu vốn cho việc sản xuất kinh doanh, có khí sắp lâm vào tình trạng phá sản khiến các khoản nợ xấu bùng nổ làm cán bộ tín dụng của chi nhánh cũng khó lòng kiểm soát. Đây không những là tác hại của khủng hoảng kinh tế mà còn phải đánh giá khả năng kiểm soát việc lƣu thông đồng vốn của ngân và cả khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các khách hàng của chi nhánh nói riêng.

Rủi ro thanh khoản

Bảng 8 : Hệ số thanh khoản của Eximbank Cái Khế qua 3 năm

Chỉ tiêu Đvt Năm

2006 2007 2008

Tài sản thanh khoản triệu đồng 125.918 296.964 318.043

Vay ngắn hạn triệu đồng 11.755 17.972 126.000

Vốn tiền gửi triệu đồng 83.161 251.703 315.560

Hệ số thanh khoản % 1,37 0,99 0,61

Nhìn từ bảng số liệu tacó thể thấy sự đánh giá về ngân hàng từ đầu đến nay hoàn toàn hợp lý. Hệ số thanh khoản qua các năm đã chứng minh cho nhận định trên 1,37 năm 2006, 0,99% năm 2007 và 0,61 năm 2008. Năm 2007, hệ số thanh khoản giảm xuống do sự gia tăng của vốn tiền gửi, vì đây là năm tăng trƣởng hầu nhƣ về mọi mặt của nền kinh tế, đồng thời các chính sách thu hút vốn nhàn rỗi của chi nhánh đã bắt đầu phát huy tác dụng từ sau khi tách ra hoạt động độc lập với chi nhánh Cần Thơ, việc thu hút thêm vốn tiền gửi để tăng thêm khả năng tài chính, đặc biệt là cho hoạt động cho vay tăng lên trên vốn tiền gửi cũng đã làm rủi ro của ngân hàng tăng lên. Sang năm 2008, không chỉ vốn tiền gửi tăng lên do chính sách “thắt lƣng buộc bụng” _ giảm chi tiêu, tăng tiết kiệm của cả nền kinh tế cộng hƣởng cùng việc tăng số cho vay của chi nhánh giúp các doanh nghiệp có đủ năng lực tiếp tục sản xuất kinh doanh đã làm cho rủi ro về thanh khoản tăng lên nhiều hơn và hệ số thanh khoản giảm đi trong năm 2008 là một lý giải hợp lý cho tình trạng đó.

Một phần của tài liệu Luận văn - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Cái Khế (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)