Các chỉ số nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu CHỨC NĂNG THÔNG KHÍ vòi NHĨ TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM TAI GIỮA mạn TÍNH THỦNG NHĨ có CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT (Trang 26 - 29)

- Đo TLĐ, Nhĩ Lượng Đo Sonotubometry

2.2.6. Các chỉ số nghiên cứu

+ Hỏi bệnh và nội soi - Tuổi, giới

- Tiền sử: bản thân, gia đình

- Triệu chứng cơ năng: Thời gian xuất hiện và diễn biến, đặc điểm các triệu chứng chảy tai, ù tai, nghe kém, đau đầu,

- Triệu chứng thực thể: Nội soi đánh giá lỗ thủng màng nhĩ kích thước, vị trí, độ sát xương, đánh giá đáy nhĩ

+ Đánh giá chức năng thính giác bằng đo thính lực đơn âm -Nghe kém: Có/không

- Loại nghe kém: Truyền âm/tiếp nhận/hỗn hợp + Đánh giá chức năng vòi nhĩ bằng đo trở kháng

- Xác định dạng của nhĩ đồ + Đỉnh nhọn, lệch âm + Hình đồi

+ Phẳng

+ Bình thường

- Xác định typ nhĩ đồ: typ A, As, Ad, B,C

- Từ chỉ số áp lực nhĩ đồ (Tympanometric peak pressure – TPP) phân loại áp lực âm trong hòm nhĩ thành các mức độ rối loạn chức năng vòi như sau:

+ Không rối loạn chức năng vòi: TPP từ -50 đến +50daPa + RLCNVN: TPP < -50daPa

+ Đánh giá chức năng vòi bằng phương pháp Sonotubometry

- Cách tiến hành

+ Giải thích bệnh nhân về cách đo. + Tiến hành làm sạch ống tai ngoài.

+ Hiệu chỉnh máy theo mức âm lực chuẩn màn hình chính sẽ hiện ra:

+ Đo chức năng vòi nhĩ mỗi bên

+ Tư thế bệnh nhân: Ngồi thẳng, không quay cổ, miệng ngậm kín trong khi thực hiện.

+ Chọn núm tai phù hợp với lỗ tai ngoài bệnh nhân. Đặt nguồn âm thanh ở mũi và microphone ở lỗ tai ngoài cùng bên.

+ Yêu cầu bệnh nhân nuốt nước bọt từng lúc (5 lần). Mỗi lần nuốt âm thanh từ nguồn âm ở mũi sẽ truyền qua vòi nhĩ, được thu lại bằng tai nghe microphone đặt ở ống tai ngoài. Khi đó sóng đóng mở vòi nhĩ sẽ được hiển thị trên màn hình.

+ Tháo nguồn âm thanh và microphone + Kết thúc đo.

+ Nếu bệnh nhân không hợp tác hoặc thưc hiện không đúng bệnh nhân sẽ được hướng dẫn lại và làm lại sau 1 ngày.

+ Số lượng sóng: là số lượng sóng xuất hiện tương ứng với khi bệnh nhânn nuốt 5 lần

+ Hình dạng sóng

- Bình thường : Sóng đóng mở vòi nhĩ có dạng hình sin gồm đường đi lên (do áp suất ống tai ngoài tăng lên khi vòi nhĩ mở) và đường đi xuống (do áp suất ống tai ngoài giảm khi vòi nhĩ đóng).

- Thời gian mở vòi nhĩ (ms): Là khoảng thời gian tính từ bắt đầu xuất hiện đường đi lên đến khí kết thúc đường đi xuống, được máy tính đo lại tự động và hiển thị trên màn hình. Bình thường 116,9 – 788,1ms.

- Thời gian mở vòi nhĩtrung bình (ms): được tính bằng tổng thời gian mở vòi nhĩ ở tất cả các sóng chia cho tổng số lần nuốt.

Thời gian mở vòi nhĩ trung bình =

-Âm lượng (dB): là biên độ lớn nhất của sóng âm thanh thu được ở ống tai ngoài khi vòi nhĩ mở bình thường >5dB

- Cường độ của nguồn âm thanh (dB): là biên độ của sóng âm thanh phát ra từ nguồn âm thanh trong suốt quá trình đo.

+ Đánh giá có rối loạn chức năng vòi nhĩ

+ Bình thường

- Sóng hình dạng sin, 1 đỉnh điển hình.

- Các sóng có âm lượng và thời gian mở vòi nhĩ bình thường

+ Có rối loạn chức năng vòi nhĩ

- Hẹp vòi nhĩ: Không có sóng âm thanh hoặc âm lượng sóng<5dB mặc dù nguồn phát ở mũi có cường độ tối đa

Tổng thời gian mở vòi nhĩ Tổng số lần nuốt

- Doãng rộng vòi nhĩ:

+ Thời gian mở vòi nhĩ kéo dài

+ Hình dạng sóng bất thường (sóng nhiều đỉnh, sóng đi xuống, không có sóng và speaker phát cường độ âm thanh thấp.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu CHỨC NĂNG THÔNG KHÍ vòi NHĨ TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM TAI GIỮA mạn TÍNH THỦNG NHĨ có CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w