xe toyota Yaris.
3.8.1 Công nghệ sửa chữa chi tiết hệ thống điều hòa không khí trên xetoyota Yaris. toyota Yaris.
3.8.1.1 Áp suất hút thấp , áp suất đẩy bình thường.
Cửa sổ kính ( mắt ga ) cho thấy dòng môi chất lạnh có một ít nước bọt , gió thổi ra lạnh ít , không đúng yêu cầu. Cần kiểm tra bằng cách ngắt nối liền trục công tắc ổn nhiệt. Nếu kim đồng hồ phía áp suất thấp không dao động chứng tỏ trong hệ thống điện lạnh có lẫn không khí. Cần kiểm tra như sau :
a. Tiến hành trắc nghiệm tình trạng xì ga. b. Xả hết môi chất lạnh trong hệ thống. c. Khắc phục sửa chữa vị trí xì ga.
d. Trong tình huống này bình lọc hút ẩm môi chất lạnh đã no đầy ứ chất ẩm ướt . Bắt buộc phải thay mới bình lọc hút ẩm .
e. Rút chân không hệ thống trong thời gian tối thiểu 30 phút f. Nạp đầy đủ lại môi chất lạnh mới.
3.8.1.2. Áp suất hút cao , áp suất đẩy bình thường.
Có ít bọt trong dòng môi chất gió thổi ra âm ấm vào lúc trời nóng, nguyên do còn tồn tại quá nhiều chất ẩm ướt trong hệ thống lạnh. Cần phải:
Xả hết môi chất lạnh (hình 108a,b) trình bày phương pháp xả và thu hồi ga môi chất lạnh theo cách thủ công .
a. Thay mới bình lọc hút ẩm . b. Hút chân không.
c. Nạp ga trở lại đúng số lượng quy định. d. Vận hành hệ thống lạnh và kiểm tra.
3.8.1.3. Áp suất cả hai phía bình thường.
Máy nén hoạt động lúc ngừng, lúc bơm theo chu kỳ xảy ra nhanh quá, phía áp suất thấp đồng hồ chỉ áp suất không đạt. Nguyên nhân của triệu chứng này là công tắc ổn nhiệt . sử lý như sau
a. Tắt máy, ngắt “off” hệ thống điện lạnh A /C .
b. Thay mới công tắc ổn nhiệt nhớ nắp đặt ống mao đẫn và bầu cảm biến nhiệt của cônng tắc ở đúng vị trí cũ.
c. Vận hành hệ thống lạnh, kiểm tra lại.
3.8.1.4. Phía thấp áp có áp suất cao, bên phía cao áp có áp suất lại thấp.
Trong lúc vận hành có tiêng khua trong máy nén. Chứng tỏ máy nén bị hỏng bên trong. Cách chữa như sau:
a.Tháo gỡ máy nén ra khỏi xe.
b.Tháo nắp đầu máy nén để tiện quan sát bên trong. c.Kiểm tra mức dầu bôi trơn máy nén.
d.Thay mới bình lọc hút ẩm. Sửa chữa hay thay mới máy nén. e.Rút chân không, nạp ga môi chấp lạnh.
f.Vận hành hệ thống điện để kiểm tra.
3.8.1.5. Áp suất của cả hai phía đều thấp.
Gió thổi ra lạnh ít, một vài bọt bong bóng xuất hiện trong dòng môi chất chảy qua kính cửa sổ (mắt ga). Nguyên nhân là hệ thống điện lạnh bị thiếu môi chất lạnh. Tiến hành xử lý như sau:
a. Kiểm tra tình trạng xì hở làm thất thoát ga môi chất. b. Xả hết ga môi chất lạnh .
c. Khắc phục chỗ bị xì hở.
d. Kiểm tra mức dầu nhờn trong máy nén bằng cách tháo hết đầu nhờn trong máy nén vào trong một cốc đo. So sánh với lượng dầu quy định cho loại máy nén đó, cho thêm vào nếu thiếu.
e. Rút chân không.
f. Nạp ga R -12 trở lại đúng lượng quy định. g. Vận hành hệ thống lạnh và kiểm tra.
3.8.1.6. Áp suất cả hai phía đều cao.
Gió thổi ra ấm, bên ngoài giàn lạnh đở nhiều mồ hôi hay đọng sương. Nguyên do là van giãn nở bị kẹt ở tình trạng mở lớn. Cách xử lý như sau:
a.Xả ga.
b.Thay mới van giãn nở, nhớ đảm bảo gắn tiếp xúc tốt bầu cảm biến nhiệt của van. c.Rút chân không thật kỹ, nạp ga lại.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Điều hòa không khí trên ô tô là một trong những tiện nghi quan trọng, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, hệ thống điều hòa ngày càng trở nên hoàn thiện hơn, đáp ứng được những yêu cầu của người tiêu dùng. Ở Việt Nam hiện nay, số lượng xe sử dụng hệ thống điều hòa cơ vẫn phổ biến. Tuy vậy, theo xu thế chung hệ thống điều hòa tự động sẽ thay thế dần cho hệ bởi tính tiện nghi của nó. Vì vậy với đề tài “Nghiên cứu hệ thống điều hòa không khí trên thống điều hòa cơ xe toyota Yaris” đã giúp em nắm được được những kiến thức cơ bản về điều hòa nói chung đồng thời tiếp cận , tìm hiểu sâu hơn về hệ thống điều hòa không khí trên ô tô.
Hệ thống điều hòa không khí tự động trên ô tô là một mảng kiến thức có phạm vi nghiên cứu rộng và rất phức tạp. Tài liệu nghiên cứu và điều kiện thực hành trong quá trình thực hiện đề tài còn rất hạn chế. Vì vậy trong khuân khổ của đề tài tốt nghiệp em chỉ thực hiện nghiên cứu được các nội dung :
+ Nghiên cứu các kiến thức cơ bản về hệ thống điều hòa trên ô tô.
+ Nghiên cứu và phân tích các đặc điểm của hệ thống điều hòa tự động trên ô tô: Các cảm biến, các điều khiển trong hệ thống điều hòa tự động.
+ Nghiên cứu và phân tích mạch điện điều hòa trên một số hãng xe tiêu biểu. + Kiểm tra, chẩn đoán và sửa chữa những hư hỏng thường gặp trong hệ thống điều hòa.
Qua quá trình tìm hiểu, xác định nguyên nhân hư hỏng và tiến hành biện khắc phục hệ thống điều hòa không khí của xe toyota Yaris , có thể rút ra những kết luận sau :
Hầu hết hệ thống điều hòa không khí được lắp trên các loại xe ôtô đều có nguyên lý hoạt động và cấu tạo của các thiết bị sử dụng trong hệ thống là tương tự nhau. Tuy nhiên, ở mỗi hãng chế tạo ôtô khác nhau thì cũng có một vài đặc điểm khác nhau về tính năng sử dụng và đặc điểm cấu tạo của các thiết bị được sử dụng trong hệ thống, tùy theo công suất và yêu cầu sử dụng của mỗi loại xe. Đề tài này giới thiệu một cách tổng quát, những nguyên nhân hư hỏng và biện pháp khắc phục môt số hư hỏng thường gặp nhất của hệ thống điều hoà không khí. Từ đó, có thể vận dụng một cách tốt nhất các kiểu hệ thống điều hòa không khí được lắp trên ôtô của các hãng chế tạo.
R134a (tất cả các loại xe ra đời sau ngày 01.01.19…). Do vậy, trong quá trình sử dụng, bảo quản và sửa chữa cần tuân thủ theo những quy định cần thiết đối với mỗi loại môi chất lạnh được sử dụng trong hệ thống. Nhằm nâng cao tuổi thọ, độ tin cậy và bảo đảm tận dụng hết năng suất lạnh thiết kế cũng như an toàn đối với người sử dụng và người bảo trì sửa chữa hệ thống điện lạnh ô tô.
Các loại xe đang lưu hành phần lớn cũng được trang bị hệ thống điều hòa không khí, nên việc cần thiết cập nhật kiến thức về cấu tạo và tính năng sử dụng của máy điều hòa trên ôtô là sự cần thiết. Nhằm mục đích vận hành, bảo quản và sử dụng hiệu quả hơn khi tiếp cận với công nghệ tiên tiến này.
Để sinh viên ngành Cơ khí kỹ thuật Ôtô, Trường Đại Học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải không khỏi bỡ ngỡ và sớm nắm bắt các kết cấu , tính năng mới cũng như hiểu biết một cách chi tiết về ôtô , đặc biệt là với hệ thống điều hòa không khí – hệ thống mang lại sự tiện nghi và thoải mái. Bộ môn Kỹ thuật Ôtô - Khoa cơ khí Trường Đại Học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải nên có nhiều hơn những chương trình học ngoại khóa giúp cho sinh viên có điều kiện được tiếp cận với thực tế; các cuộc hội thảo, giao lưu và nói chuyện chuyên đề về chuyên ngành giúp cho việc học tập, nghiên cứu của sinh viên ngày càng được cải thiện hơn.
Mặc dù đã cố gắng hết sức , nhưng với kiến thức có hạn, đề tài này còn nhiều vấn đề chưa thấu đáo như các ứng dụng của kỹ thuật điện tử trong việc bảo vệ thiết bị và điều khiển nhiệt độ điều hòa trong ôtô , các kết cấu vật liệu mới dùng trong hệ thống , sửa chữa và phục hồi một số vi mạch điện tử của các rơle ….
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu và nỗ lực thực hiện đề tài, đặc biệt được sự
hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Văn Hiệp cùng các thầy cô trong khoa Cơ Khí.
Đến nay em đã hoàn thành được các mục tiêu đề ra của đề tài. Song với ý nghĩa thực tiễn của đề tài em xin được có những khuyến nghị để phát triển hướng của đề tài như sau :
+ Nghiên cứu cụ thể hệ thống điều hòa không khí tự động trên từng hãng xe. + Lập mô hình hệ thống điều hòa không khí tự động nhằm phục vụ tốt cho việc học tập và giảng dạy.
Do thời gian thực hiện và kiến thức của em còn hạn chế nên nội dung đề tài không tránh khỏi những thiếu sót . Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô trong khoa cùng các bạn học để nội dung đề tài của em hoàn thiện hơn .
Một lần nữa em xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong khoa Cơ Khí, các bạn học đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp .
Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Hiệp đã đọc và có những nhận xét đánh
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Châu Ngọc Thạch – Nguyễn Thành Trí.
KỸ THUẬT SỬA CHỮA HỆ THỐNG TRÊN ÔTÔ Nhà Xuất Bản Trẻ - 2000.
2. Nguyễn Oanh.
ÔTÔ THẾ HỆ MỚI – ĐIỆN LẠNH ÔTÔ. Nhà Xuất Bản Đồng Nai – 1999.
3. Công Ty Ôtô Toyota Việt Nam.
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO KỸ THUẬT GIAI ĐOẠN II – TẬP 18
4. Công Ty Ôtô Toyota Việt Nam.
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO KỸ THUẬT GIAI ĐOẠN III– TẬP 12
5. Nguyễn Đức Lợi – Phạm Văn Tùng.
MÁY VÀ THIẾT BỊ LẠNH. Nhà Xuất Bản Giáo Dục – 1999.
8. Nguyễn Văn Chất – Vũ Quang Hồi – Nguyễn Văn Bổng.
CẤU TẠO VÀ SỬA CHỮA ĐIỆN ÔTÔ. Nhà Xuất Bản Giáo Dục – 1993.