Phân tích bản chất, nguồn gốc và tính chất của tôn giáo Liên hệ đặc điểm tôn giáo ở VN và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện

Một phần của tài liệu CÂU HỎI ÔN THI MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC (Trang 29 - 33)

điểm tôn giáo ở VN và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.

 Trả lời:  Bản chất:

- Hướng con người đến niềm hạnh phúc hư ảo, làm nhục ý chí phấn đấu hiện tượng tiêu cực của xã hội.

- Phản ánh sự nghèo nàn của xã hội đồng thời phản khán lại sự nghèo nàn đó.

- Đối lập với thế giới khách quan của chủ nghĩa Mac Lenin.

- Tôn giáo là một hiện tượng xã hội, văn hóa, lịch sử, một lực lượng xã hội trần thế.

Nguồn gốc:

- Nguồn gốc kinh tế – xã hội của tôn giáo:

+ Trong xã hội nguyên thủy, do trình độ lực lượng sản xuất thấp kém con người cảm thấy yếu đuối và bất lực trước thiên nhiên rộng lớn và bí ẩn, vì vậy họ đã gắn cho tự nhiên những sức mạnh, quyền lực to lớn, thần thánh hóa những sức mạnh đó. Từ đó, họ xây dựng nên những biểu hiện tôn giáo để thờ cúng.

+ Khi xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng, con người cảm thấy bất lực trước sức mạnh của thế lực giai cấp thống trị. Họ không giải thích được nguồn gốc của sự phân hóa giai cấp và áp bức, bóc lột, tội ác,… tất cả họ quy về số phận và định mệnh. Từ đó, họ đã thần thành hóa một số người thành những thần tượng có khả năng chi phối suy nghĩ và hành động người khác mà sinh ra tôn giáo.

+ Như vậy, sự yếu kém về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, sự bần cùng về kinh tế, áp bức, bóc lột về chính trị, bất lực trước những bất công của xã hội là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo.

- Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo:

+ Ở những giai đoạn lịch sử nhất định, nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội và bản thân mình còn có giới hạn. Mặt khác, trong tự nhiên và xã hội có nhiều điều khoa học chưa khám phá và giải thích được nên con người lại tìm đến tôn giáo.

+ Sự nhận thức của con người khi xa rời hiện thực, thiếu khách quan dễ rơi vào ảo tưởng, thần thành hóa đối tượng.

- Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo:

+ Do sự sợ hãi, lo âu của con người trước sức mạnh của tự nhiên và xã hội mà dẫn đến việc ính ra tôn giáo. Các nhà duy vật cổ đại thường đưa ra luận điểm “sự sợ hãi sinh ra tôn giáo”. Lênin cũng cho rằng, sợ hãi trước thế lực mù quáng của tư bản …. sự phá sản “đột ngột” “bất ngờ”, “ngẫu nhiên”, làm họ bị diệt vong …, dồn họ vào cảnh chết đói, đó chính là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo hiện đại.

+ Ngay cả những tâm lý tích cực như lòng biết ơn, sự kính trọng cũng có khi được thể hiện qua tôn giáo.

Tính chất:

- Tính lịch sử của tôn giáo:

+ Con người sáng tạo ra tôn giáo. Mặc dù nó còn tồn tại lâu dài, nhưng nó chỉ là một phạm trù lịch sử. Tôn giáo chỉ xuất hiện khi khả năng tư duy trừu tượng của con người đạt tới mức độ nhất định.

+ Tôn giáo là sản phẩm của lịch sử. Trong từng giai đoạn lịch sử, tôn giáo có sự biến đổi cho phù hợp với kết cấu chính trị và xã hội của thời đại đó. Thời đại thay đổi, tôn giáo cũng có sự thay đổi, điều chỉnh theo.

+ Đến một giai đoạn lịch sử nhất định, khi con người nhận thức được bản chất các hiện tượng tự nhiên, xã hội, khi con người làm chủ được tự nhiên, xã hội, làm chủ được bản thân mình và xây dựng được niềm tin cho mỗi con người thì tôn giáo sẽ không còn.

- Tính quần chúng của tôn giáo:

+ Tôn giáo là nơi sinh hoạt văn hóa, tinh thần của một số bộ phận quần chúng nhân dân lao động. Hiện nay, số lượng tín đồ của các tôn giáo chiếm tỷ lệ khá cao trong dân số thế giới.

+ Tuy tôn giáo phản ánh hạnh phúc hư ảo, song nó phản ánh khát vọng của những con người bị áp bức về một xã hội tự do, bình đẳng, bát ái … Bởi vì, tôn giáo thường có tính nhân văn, nhân đạo hướng thiện. Vì vậy, còn nhiều người ở trong các tầng lớp khác nhau của xã hội.

- Tính chính trị của tôn giáo:

+ Tính chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp, các giai cấp thống trị đã lợi dụng tôn giáo để phục vụ lợi ích của mình.

+ Trong nội bộ tôn giáo, cuộc đấu tranh giữa các dòng, hệ, phái nhiều khi cũng mang tính chính trị. Trong những cuộc đấu tranh ý thức hệ, thì tôn giáo thường là một bộ phận của đấu tranh giai cấp.

+ Ngày nay, tôn giáo đang có chiều hướng phát triển, đa dạng, phức tạp không chỉ ở quốc gia mà còn cả phạm vi quốc tế. Đó là sự xuất hiện các tổ chức quốc tế của tôn giáo với thế lực lớn đã tác động đến nhiều mặt, trong đó có chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Vì vậy, cần nhận thức rõ: đa số quần chúng đến với tôn giáo nhằm thõa mãn nhu cầu tinh thần; song trên thực tế đã và đang bị các thế lực chính trị – xã hội lợi dụng để thực hiện mục đích ngoài tôn giáo của họ.

Liên hệ đặc điểm tôn giáo ở VN và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay :

- Nước ta có nhiều tôn giáo khác nhau. Hiện nay có 13 tôn giáo đã được công nhận tư cách pháp nhân: Phật giáo, hồi giáo, tin lành, hòa hảo, đạo cao đài, công giáo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa,Bửu Sơn Kỳ Hương, Baha’I, Minh Lý đạo – Tam Tông miếu, Giáo hội Phật đường Nam Tông Minh Sư Đạo, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội, Bà la môn với khoảng 24 triệu tín đồ, 95.000 chức sắc, 200.000 chức việc và hơn 23.250 cơ sở thờ tự.

- Tôn giáo ở Việt Nam đa dạng, đan xen, chung sống hòa bình và không có xung đột, chiến tranh tôn giáo.

- Tín đồ các tôn giáo Việt Nam phần lớn là nhân dân lao động, có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc.

- Hàng ngũ chức sắc các tôn giáo có vai trò, vị trí quan trọng trong giáo hội, có uy tín, ảnh hưởng với tín đồ.

- Các tôn giáo ở Việt Nam đều có quan hệ với các tổ chức, cá nhân tôn giáo ở nước ngoài.

• Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay:

Trong văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I, Đảng ta khẳng định “Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tính ngưỡng theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật ... chống mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng đồng thơi chống việc lợi dụng tín ngưỡng để làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân”. Trên quan điểm đó, Đảng ta đã nêu ra chính sách tôn giáo cụ thể sau:

- Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

- Đảng và Nhà nước ta thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc. Tích cực vận động đồng bào tôn giáo tăng cường đoàn kết toàn dân nhằm xây dựng một cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo” góp phần vào công cuộc đổi mới kinh tế – xã hội.

- Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng.

- Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.

- Hướng các chức sắc giáo hội hoạt động tôn giáo theo đúng pháp luật, làm cho các giáo hội ngày càng gắn bó với dân tộc và sự nghiệp cách mạng toàn dân.

- Luôn luôn cảnh giác, kịp thời chống lại những âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân.

- Những quan hệ quốc tế và đối ngoại về tôn giáo hoặc có liên quan đến tôn giáo phải theo chế độ, chính sách chung về quan hệ quốc tế và đối ngoại của Nhà nước ta.

Một phần của tài liệu CÂU HỎI ÔN THI MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w