Phát huy vai trò tự học tập, tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của thanh niên

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp vận dụng TTHCM về giáo dục đoàn viên (Trang 26 - 28)

Thanh niên là lớp người trẻ, khỏe, có nhiệt tình cách mạng, nhạy cảm với cái mới, cái tiến bộ. Phát huy vai trò của thanh niên trong tự học tập, tự tu dưỡng đạo đức lối sống là biện pháp quan trọng giúp họ nhanh chóng tiến bộ, trưởng thành. Đó còn là điều kiện quyết định kết quả rèn luyện của mỗi cá nhân.

Trước hết phải hình thành cho thanh niên nhu cầu, động cơ phấn đấu, rèn luyện đúng đắn, làm cho mỗi người có ý thức làm chủ, ham học hỏi, cầu tiến bộ, vươn lên tự khẳng định mình. Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để thanh niên phấn đấu, rèn luyện; đồng thời phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả, định hướng phấn đấu cho thanh niên.

Quan tâm đáp ứng những nhu cầu chính đáng của thanh niên về vật chất, tinh thần; giao nhiệm vụ phù hợp với sở trường, năng khiếu đặc điểm tâm, sinh lý của thanh niên sẽ tạo điều kiện tốt để thanh niên rèn luyện đạo đức, lối sống. Mỗi thanh niên phải xác định rõ mục đích sống, có lý tưởng, có hoài bão, khát khao vươn tới cái mới, cái tiến bộ. Bản thân mỗi người tự giác rèn luyện, biết tự kiềm chế, biết vượt qua những cám dỗ và tiêu cực xã hội, những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng, lợi mình hại người. Thanh niên cần phải tự tin vào chính mình, giữ vững niềm tin trong cuộc sống, vào các giá trị chân, thiện, mỹ; vượt qua mọi khó khăn gian khổ như Bác Hồ đã dạy: “gian nan rèn luyện mới thành công”.

KẾT LUẬN

Thanh niên Việt Nam nói chung ngày nay mang trên vai trọng trách lịch sử, đó là phải trở thành lực lượng có trí tuệ và có tay nghề cao, có đạo đức và lối sống trong sáng, có sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần cường tráng để đưa Việt Nam “sánh vai với những cường quốc năm châu” như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thanh niên đang tự khẳng định mình là thế hệ vượt lên hơn so với các thế hệ thanh niên đi trước và đang dần dần xóa bỏ ranh giới tụt hậu để sánh vai ngang bằng với thanh niên các nước trên giới.

Cùng với những kết quả thành tích nổi bật của Đoàn Thanh niên xã Tả Ngài Chồ, huyện Mường Khương trong thời gian qua, công tác giáo dục thanh niên đã góp phần tạo dựng nên lớp thanh niên mới, với “tâm trong, trí sáng, hoài bão lớn”, có thái độ, nhận thức tốt, bảnh lĩnh chính trị vững vàng, ý chí vượt khó khăn, phát huy mạnh mẽ tinh xung kích cách mạng, xung phong tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Hiện nay, trên địa bàn xã không có thanh niên vi phạm pháp luật. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, tổ chức Đoàn Thanh niên xã đã thực sự trở thành “trường học Xã hội chủ nghĩa” của thanh niên trong toàn xã. Lực lượng thanh niên thực sự trở thành một lực lượng quan trọng, không ngừng được khẳng định và thể hiện thông qua vị trí, vai trò của thanh niên trong thực hiện các nhiệm vụ được giao, công tác chuyên môn của cơ quan. Tuy nhiên, công tác giáo dục thanh niên tại xã Tả Ngài Chồ hiện nay cũng đứng trước những khó khăn, hạn chế nhất định, đó là:

Một số thanh niên còn ít quan tâm hoặc ngại tham gia vào các sinh hoạt chính trị và các hoạt động xã hội; chưa thực sự coi trọng giá trị truyền thống, nhân văn cao đẹp của dân tộc; âm mưu, hoạt động “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch ngày cành tinh vi, xảo quyệt. Do vậy cần phải nắm vững các chủ chương, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng; Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác giáo dục thanh niên nói chung và công tác giáo dục thanh niên tại xã Tả Ngài Chồ nói riêng.

Để làm được việc này, đòi hỏi cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, Ban chấp hành đoàn xã phải tập trung vào thực hiện đồng bộ các giải pháp giáo dục thanh niên gắn với việc công tác lãnh chỉ đạo, điều hành, tuyên truyền vận động, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong đó đặc biệt là tổ chức Đoàn thanh niên; đa dạng và đổi mới công tác đoàn và phong trào thanh niên, để xây dựng Đoàn vững mạnh, xây dựng mỗi thanh niên trên địa bàn xã có sự phát triển toàn diện.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp vận dụng TTHCM về giáo dục đoàn viên (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(28 trang)
w