Tình trạng nuốt sau mổ chúng tôi chia làm 3 mức độ:

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ kết QUẢ PHẪU THUẬT nội SOI bóc u cơ LÀNH TÍNH THỰC QUẢN tại BỆNH VIỆN đại học y hà nội (Trang 25 - 29)

+ Không nghẹn và nghẹn nhẹ là không có cảm giác nghẹn, có cảm giác vướng khi ăn.

+ Nghẹn vừa là nghẹn khi ăn chất đặc như cơm,bánh mì…

+ Nghẹn nặng là nghẹn khi ăn chất lỏng hoặc uống nước.

- Thay đổi cân nặng sau mổ : Dựa theo tình trạng thay đổi cân nặng so với trước mổ, chúng tôi chia làm có lên cân, không lên cân và sút cân.

- Khả năng làm việc trở lại sau mổ chúng tôi chia làm 3 loại : Làm việc bình thường hoặc gần bình thường, làm được việc nhẹ và không làm được gì không tự phục vụ được.

- Xếp loại chung cho chất lượng cuộc sống sau mổ chúng tôi chia làm 3 mức độ.

+ Loại tốt: Không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, hoạt động bình thường hoặc gần bình thường.

+ Loại trung bình: Các triệu chứng ở mức độ vừa, có thể điều trị tại nhà, có thể làm được việc nhẹ.

+ Loại xấu: Không hoạt động trở lại được hoặc các triệu chứng phải vào viện điều trị.

Chỉ số đánh giá chất lượng cuộc sống theo Karnofsky:

Định nghĩa % Tiêu chuẩn

• Sinh hoạt bình thường Lao động bình thường

100 . Không có triệu chứng hay dấu hiệu bệnh tật.

• Không cần sự chăm sóc đặc biệt nào

90

80

. Sinh hoạt BT, có vài triệu chứng nhỏ (thỉnh thoảng nuốt vướng).

. Sinh hoạt BT, vài dấu hiệu nhỏ.

• Mất khả năng lao động. Sống tại nhà, không phải nằm viện

70

60

50

. Tự chăm sóc bản thân được nhưng không lao động nghề nghiệp được. . Thỉnh thoảng cần trợ giúp, vẫn có thể tự chăm sóc phần lớn nhu cầu cá nhân được.

. Thường xuyên cần sự trợ giúp về mặt y tế (thuốc men...).

• Mất tự chủ bản thân, Phải nằm viện để chăm sóc hoặc tương đương, Bệnh tiến triển nhanh

40 30 20 10 0 . Mất khả năng tự chăm sóc. Cần chăm sóc đặc biệt.

. Hoàn toàn mất khả năng tự chăm sóc. Bắt buộc phải nằm viện hoặc tương đương.

. Cần điều trị nội, cần chăm chăm sóc mang tính đối phó tạm thời (giảm đau, truyền dịch...)

. Lơ mơ, không có tiếp xúc... . Tử vong

2.4.2.4. Thời gian tái phát:

- Thời gian tái phát là thời gian tính từ khi mổ đến khi bệnh nhân thăm khám định kỳ phát hiện tái phát, được xác định qua sổ khám bệnh của bệnh nhân hoặc qua liên hệ trực tiếp với bệnh nhân và người nhà.

2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU.

- Các số liệu nghiên cứu được xử lý trên máy vi tính theo chương trình phần mềm SPSS 20.0.

- Sử dụng các test thống kê y học.

- Các biến số rời rạc được mô tả theo tỷ lệ phần trăm, khi so sánh các biến rời rạc sử dụng thuật toán χ2.

- Các biến số liên tục được mô tả dưới dạng trị số trung bình, và khi so sánh sử dụng test T – student.

Chương 3

DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG:3.1.1. Đặc điểm chung 3.1.1. Đặc điểm chung

- Giới

Biểu đồ 3.1 Phân bố bệnh theo giới

- Tuổi

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ kết QUẢ PHẪU THUẬT nội SOI bóc u cơ LÀNH TÍNH THỰC QUẢN tại BỆNH VIỆN đại học y hà nội (Trang 25 - 29)