Tư bản kinh doanh nông nghiệp là bộ phận tư bản xã hội đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Sự hình thành và trở thành thống trị của tư bản trong sản xuất nông nghiệp trong lịch sử phát triển kinh tế thị trường trên thế giới được thực hiện thông qua hai con đường. Theo con đường thứ nhất, kinh tế địa chủ phong kiến thông qua cải cách mà dần dần chuyển sang kinh doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa. Đó là con đường của các nước Đức, Italia, Nhật, Nga ...
Theo con đường thứ hai, chế độ kinh tế địa chủ cùng quyền sở hữu ruộng đất phong kiến được thủ tiêu bằng các biện pháp cách mạng, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa nhanh chóng hình thành và phát triển. Đó là con đường diễn ra ở Pháp.
Sự hình thành và trở thành thống trị của tư bản trong nông nghiệp đã tạo ra một nền nông nghiệp hợp lý, đẩy nhanh xã hội hoá, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ một cách phổ biến; nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi, năng suất ruộng đất và lao động nông nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
Tuy nhiên, quá trình tích tụ và tập trung tư bản trong nông nghiệp so với các lĩnh vực khác có đặc thù là không xoá bỏ hoàn toàn kinh tế hộ và trang trại gia đình trong nông nghiệp. Tuy quy mô có khác nhau nhưng kinh tế hộ gia đình và trang trại vẫn là những tổ chức kinh tế cơ sở quan trọng của nền nông nghiệp tư bản chủ nghĩa.
Sự hình thành và trở thành thống trị của tư bản trong nông nghiệp dẫn tới trong nông nghiệp tư bản chủ nghĩa có ba giai cấp cơ bản: địa chủ là người sở hữu ruộng đất, nhưng không trực tiếp kinh doanh mà cho thuê đất; nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp là người thuê ruộng đất của địa chủ để kinh doanh theo phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa; công nhân nông nghiệp là người lao động làm thuê cho các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp.
3.5.3.2. Địa tô tư bản chủ nghĩa
đắp được chi phí sản xuất, thu được lợi nhuận bình quân, mà còn phải trả địa tô cho người cho thuê đất để sản xuất. Địa tô tư bản chủ nghĩa là lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải trả cho địa chủ vì đã kinh doanh trên ruộng đất của địa chủ.
Xét theo biểu hiện bề ngoài thì địa tô tư bản chủ nghĩa thể hiện quan hệ giữa hai giai cấp là nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp và địa chủ, song về thực chất phản ánh quan hệ giữa một bên là nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp và địa chủ và bên kia là công nhân làm thuê trong nông nghiệp. Địa tô tư bản chủ nghĩa có nhiều loại hình, trong đó chủ yếu là địa tô chênh lệch và địa tô tuyệt đối.
Địa tô chênh lệch là lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân được hình thành trên những ruộng đất có điều kiện kinh doanh trung bình và thuận lợi. Địa tô chênh lệch được tính bằng chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung của nông sản, được hình thành trong những điều kiện kinh doanh kém thuận lợi nhất, và giá cả sản xuất cá biệt trên những ruộng đất có điều kiện kinh doanh trung bình và thuận lợi. Địa tô chênh lệch có hai loại: địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II.
Địa tô chênh lệch I được hình thành trên những ruộng đất có điều kiện tự nhiên trung bình và thuận lợi, bao gồm những thuận lợi về mức độ màu mỡ của đất và vị trí địa lý của đất, Địa tô chênh lệch II do thâm canh mà có. Sự hình thành địa tô chênh lệch II dẫn đến mâu thuẫn giữa hai giai cấp nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp và địa chủ, trong đó địa chủ luôn muốn cho thuê đất với thời hạn càng ngắn càng tốt, còn nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp lại muốn thời hạn thuê đất càng dài càng tốt. Khi thời hạn thuê đất đã được xác định, nhà tư bản bằng mọi cách cố gắng khai thác ruộng đất, làm xuất hiện xu hướng độ màu mỡ của đất đai giảm dần.
Địa tô tuyệt đối là địa tô thu được do nông nghiệp lạc hậu tương đối so với công nghiệp và các ngành sản xuất khác, đồng thời độc quyền tư hữu ruộng đất trong nông nghiệp ngăn càn không cho nông nghiệp tham gia vào cạnh tranh bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận.
Trong nông nghiệp: 600c + 400v + 400m = 1400
Giá trị thặng dư được tạo ra trong nông nghiệp lớn hơn trong công nghiệp là 400 m - 200m = 200m. Nếu như phần 200m trong công nghiệp tham gia vào quá trình bình quân hóa lợi nhuận, làm cho lợi nhuận bình quân có mức 200 thì nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp cũng chỉ được nhận lợi nhuận bằng lợi nhuận bình quân. Phần giá trị thặng dư dôi ra ngoài mức lợi nhuận bình quân được giữ lại để nộp địa tô tuyệt đối cho địa chủ.
Trong chủ nghĩa tư bản, không phải chỉ đất đai sử dụng vào sản xuất nông nghiệp mới phải nộp địa tô, mà tất cả các loại đất - đất xây dựng, đất hầm mỏ - cũng phải đem lại địa tô cho người sở hữu chúng.
Đất đai trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa không chỉ là đối tượng sử dụng, cho thuê mà còn được bán. Giá cả của đất đai không phải là biểu hiện bằng tiền của giá trị đất đai. Vì đất đai xét một cách thuần tuý tự nhiên thì không phải là sản phẩm của lao động, không có lao động kết tinh, không có giá trị. Vì vậy, giá cả của đất đai phản ánh quan hệ kinh tế phái sinh đặc biệt. Giá cả đất đai là địa tô tư bản hóa, được tính theo sự biến động của địa tô và tỷ suất lợi tức tiền gửi vào ngân hàng. Giá cả đất đai được tính theo công thức sau:
Địa tô Giá cả đất đai =
Tỷ suất lợi tức nhận gửi của ngân hàng
Lý luận địa tô tư bản chủ nghĩa của C.Mác không chỉ vạch rõ bản chất quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp mà còn là cơ sở khoa học dể xây dựng các chính sách kinh tế liên quan đến thuế, đến điều tiết các loại địa tô, đến giải quyết các quan hệ đất đai... Tất cả nhằm kết hợp hài hoà các lợi ích, khuyến khích thâm canh, sử dụng đất đai tiết kiệm, phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá sinh thái bền vững.