Tổ chức các buổi tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm, học tập chuyên đề, hội thi tìm hiểu về an toàn thực phẩm.
Duy trì tuyên truyền thường xuyên qua báo chí, đài truyền hình, đặt biệt là hệ thống phát thanh xã, phường. Duy trì chương trình giáo dục trong nhà trường về chất lượng ATTP.
Hổ trợ xây dựng các phần mềm truy xuất nguồn gốc tất cả hàng hóa từ các khâu sản xuất, trung gian, phân phối, đến người tiêu dùng cuối cùng.
Tập trung xây dựng kế hoạch tổ chức các Hội nghị, Hội thảo với mục đích trao đổi chia sẻ kinh nghiệm giữa các chuỗi thực phẩm an toàn với nhau; xây dựng hệ thống các cửa hàng thực phẩm chỉ bán thực phẩm của các chuỗi..
3.2.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về ATTP ATTP
UBND Quận đã chỉ đạo các Ngành Y tế, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngành Công Thương từng bước kiện toàn bộ máy nhà nước các cấp theo hướng tập trung đầu mối, rõ trách nhiệm, tăng cường hiệu quả, hiệu lực.
Chỉ đạo, phát huy tầm quan trọng của Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP của quận để ngăn chặn tất cả các nguy cơ gây mất ATTP trên địa bàn.
Chủ tịch UBND quận và 13 phường trực tiếp chỉ đạo và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ quản lý ATTP; kiên quyết xử lý cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý.
Tăng cường biên chế cho đội ngũ chuyên trách an toàn thực phẩm của tuyến quận, các phường, tổ chức thi tuyển công chức đúng chuyên ngành. Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo chuyên sâu cho cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Nâng cao nhận thức đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo thông qua việc tập huấn, cần phát huy hơn nữa từng đồng chí cán bộ phải tự nghiên cứu, tham khảo tài liệu để nắm bắt công tác quản lý, chuyên môn hiệu quả hơn.
Khuyến khích cán bộ quản lý, các bộ chuyên môn có đề tài sáng kiến, để có những giải pháp kịp thời giải quyết tồn tại phát sinh hàng ngày trong quá trình quản lý.
Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về ATTP vào công tác thi đua, lấy tinh thần tố giác thực phẩm, làm tiêu chí đánh giá, khen thưởng, xử phạt phân minh.