Q14. Giới tính của bạn là?
1. Nam
2. Nữ
3. Khác
Q15. Bạn là sinh viên năm mấy?
1. Năm nhất
2. Năm hai
3. Năm ba
4. Năm tư
1. Marketing
2. Quản trị kinh doanh
3. Khách sạn du lịch
4. Khác:…………
Q17. Tổng thu nhập một tháng của bạn là bao nhiêu?
1. Không có
2. 1-2 triệu
3. 2-3 triệu
4. > 3 triệu
Lời cảm ơn
Cuối cùng, chúng tôi sẽ không thể hoàn thành tốt bài khảo sát nếu không có sự đóng góp nhiệt tình của các bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào, làm ơn liên hệ với chúng tôi qua Email: nguyenthithuyxuan15@gmail.com. Cảm ơn và chúc các bạn một ngày tốt lành!
PHẦN 3: KẾT LUẬN
3.1. Tóm tắt nội dung xây dựng bảng câu hỏi
Trong quá trình thảo luận nhóm đã chỉ ra có 7 yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng sách điện tử của sinh viên Đại học Thương Mại bao gồm: tính linh hoạt, tính hữu ích, dễ sử dụng, chi phí, nhóm tham khảo, bảo mật, rủi ro cảm nhận.
Với mỗi một yếu tố ảnh hưởng nhóm đưa ra 3 biến quan sát tương ứng nhằm đo lường sự đồng tình của đối tượng khảo sát. Qua đó khi thực hiện nghiên cứu sẽ dễ dàng nắm bắt được xu hướng và độ tin dùng sách điện tử của sinh viên Đại học Thương Mại.
3.2. Những điểm mới của bảng câu hỏi
Qua nghiên cứu dữ liệu thứ cấp về các đề tài tương tự và liên quan đến ý định sử dụng sách điện tử của sinh viên Đại học Thương Mại, nhóm 11 nhận thấy một số điểm mới và khác biệt trong bảng câu hỏi của nhóm.
Nhóm đã tìm hiểu và tiếp cận sát tâm lý, hành vi tiêu dùng của sinh viên để đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng sách điện tử.
Điểm mới trong bảng câu hỏi so với các nghiên cứu trước đây là nhóm đã đưa ra đa dạng hơn các nhân tố tác động đến ý định sử dụng sách điện tử của sinh viên để làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu.
3.3. Những mong muốn đạt được
Qua bảng câu hỏi nhóm 11 mong muốn những kết quả đạt được như sau:
• Tiếp cận đến đa số sinh viên trường Đại học Thương Mại (đặc biệt là sinh viên năm nhất). Đối tượng sinh viên năm nhất thường sẽ có thói quen đọc sách và học hỏi những kỹ năng ngoài kiến thức trên trường học.
• Qua bảng khảo sát có thể thu thập được những thông tin cần thiết và hữu ích cho quá trình đánh giá ý định sử dụng sách điện tử của sinh viên.
• Có thể đo lượng được số lượng sinh viên sẵn sàng sử dụng sách điện tử thay thế sách in ấn truyền thống; số lượng sinh viên vẫn duy trì đọc sách in truyền thống.
KẾT BÀI
Qua việc xây dựng bảng câu hỏi cũng như nghiên cứu dữ liệu thứ cấp về ý định sử dụng sách điện tử của sinh viên trường Đại học Thương Mại, nhóm nhận thấy rằng xu hướng sử dụng sách điện tử của sinh viên trường Đại học Thương Mại nói riêng và đa số người tiêu dùng hiện đại nói chung ngày càng phổ biến. Không thể phủ nhận được những lợi ích mà sách điện tử mang lại trong cuộc sống hiện đại ngày nay tuy nhiên việc đọc sách in ấn truyền thống vẫn mang đến những giá trị hữu ích cho sinh viên. Bên cạnh những kiến thức trên giảng đường, sinh viên hiện nay rất tích cực trong việc tìm tòi, học hỏi những kiến thức, kỹ năng sâu rộng. Chính vì vậy, việc các nhà xuất bản sách mở rộng các nguồn tiếp cận đến độc giả là vô cùng cần thiết. Sách là kho tàng tri thức và người biết tận dụng giá trị của nó là người thành công.
• DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Nguyễn Viết Lâm (2004), Giáo trình Nghiên cứu marketing, NXB Thống kê
2. Nhóm nghiên cứu Đại học Kinh tế quốc dân (2018), Nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán di động tại điểm bán hàng (POS) của người dân Việt Nam, Nghiên cứu khoa học sinh viên
<https://drive.google.com/file/d/1k2LgvkeqLck_g6BUVoH1SqBCEfD1b5aZ/view? usp=sharing >