Giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 22000:

Một phần của tài liệu Nhóm 12 QTCL 2053QMGM0911 GV đỗ thị ngọc (Trang 30 - 35)

- Việc đánh giá thông qua phỏng vấn, xem xét hệ thống văn bản và các bằng chứng để chứng minh cho sự thực hiện theo yêu cầu đã thiết lập.

3.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 22000:

Chú trọng đầu tư và tăng cường hơn nữa công tác đào tạo, đặc biệt là đội ngũ các nhà quản trị trung gian. Bởi khi thực hiện được công tác đào tạo tốt thì tất cả các cán bộ nhân viên trong công ty sẽ nắm rõ chính sách, mục tiêu chất lượng an toàn thực phẩm từ đó nâng cao ý thức tự giác trong công việc và đạt được hiệu quả cao hơn, tránh sai sót trong công việc

− Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và nâng cao trình độ tay nghề của cán bộ nhân viên là những công việc cần thiết của tất cả mọi doanh nghiệp. Ngay từ khi xây dựng hệ thống tài liệu, văn bản cho hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn 22000, công ty đã rất quan tâm đến công tác đào tạo về nhận thức cho cán bộ nhân viên. Để triển khai, đẩy mạnh đào tạo đảm bảo những mục tiêu đề ra thì công ty cần tiến hành những công việc sau:

− Đa dạng hóa các phương thức đào tạo cho phù hợp với tình hình thực tế của công ty. Có thể áp dụng các hình thức đào tạo tập trung, bán tập trung, đào tạo tại các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp hoặc tự đào tạo.

Tiếp tục đổi mới và nâng cao nhận thức về hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm theo hướng toàn diện, đầy đủ hơn

− Ban lãnh đạo công ty cần phải làm tốt việc phân cấp trách nhiệm, quyền hạn của các phòng ban trong hệ thống quản lý chất lượng nhằm ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm

− Loại bỏ triết lý “Chất lượng là công việc của bộ phận kỹ thuật trong quan niệm của một số nhân viên”, chính bởi vậy công ty cần có một sự biến đổi sâu sắc trong văn hóa doanh nghiệp

− Cải tiến các quá trình: Thành lập các nhóm cải tiến thông qua việc đưa ra các giải pháp dựa trên tình hình thực tế. Những biện pháp này phải được thông qua, đánh giá tính thực tiễn và tiến hành áp dụng nếu biện pháp khả thi.

Tăng cường cam kết của lãnh đạo trong duy trì và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm của công ty. Ban lãnh đạo công ty trong quá trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm bộc lộ một số hạn chế. Để hạn chế được những sai sót đó, việc cam kết của lãnh đạo phải được coi trọng.

− Các thành viên trong ban lãnh đạo, ban ISO của công ty cần phải tăng cường học tập, nghiên cứu hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm của các công ty đã từng áp dụng, sau đó nghiên cứu ứng dụng vào công ty sao cho phù hợp với điều kiện của mình

− Tích cực truyền đạt kiến thức về hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm cho nhân viên trong công ty bằng nhiều hình thức như: thông qua các khóa đào tạo ISO, các cuộc họp, các tài liệu, văn bản hướng dẫn từ đó giúp thống nhất trong việc thực hiện các mục tiêu, chính sách chất lượng – môi trường – an toàn thực phẩm của công ty

Chú trọng kiểm soát quá trình bằng các công cụ thống kê

Tại công ty TH true milk, mặc dù các công cụ thống kê được đề cập đến trong quy trình quản lý chất lượng nhưng chưa được công ty áp dụng một cách rộng rãi. Để áp dụng các công cụ thống kê vào quản lý chất lượng của công ty cần phải tiến hành các công việc: Trước tiên công ty cần tập trung vào một số công cụ cơ bản như biểu đồ nhân quả, biểu đồ Pareto, biểu đồ kiểm soát. Để việc áp dụng có hiệu quả thì các biểu đồ phải được xây dựng thật chi tiết, cụ thể, tránh bỏ sót nguyên

nhân dù chỉ là nguyên nhân nhỏ, việc xây dựng đó đòi hỏi phải có sự tham gia của mọi người liên quan. Việc sử dụng hiệu quả các công cụ thống kê giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng xác định được những vấn đề về chất lượng để từ đó tìm ra nguyên nhân để có biện pháp phòng ngừa và loại bỏ chúng. Bên cạnh đó việc áp dụng công cụ thống kê vào trong hoạt động quản lý chất lượng an toàn thực phẩm sẽ giúp công ty hình thành thói quen – tất cả các quá trình đều được nói bằng số liệu. Thông qua các con số này mà người lao động hiểu được tình hình hoạt động của mình và chất lượng công việc yêu cầu.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát quá trình vận hành của hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm. Bởi làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát quá trình vận hành của hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm sẽ giúp giảm thiểu sai lỗi trong quá trình sản xuất từ đó tăng năng suất lao động, tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty.

Để thực hiện biện pháp này hiệu quả, công ty cần thực hiện các hoạt động sau: - Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm, phân cấp kiểm tra, xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân

- Trao quyền và trách nhiệm cho mỗi nhân viên để họ tự đảm nhận công tác chất lượng cho phần việc của mình

- Cần đào tạo và bổ sung cán bộ nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm ở những công đoạn chuyển giao giữa các bộ phận, chẳng hạn kiểm tra chất lượng sản phẩm qua các giai đoạn chế biến, tiệt trùng, chiết rót, đóng thùng lưu kho

Đổi mới cách thức quản lý máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ nhằm nâng cao và ổn định chất lượng sản phẩm. Theo các chuyên gia về chất lượng, để nâng cao chất lượng cho toàn doanh nghiệp, các công ty nên đầu tư, đổi mới công nghệ hiện có để thỏa mãn yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đánh giá thực trạng hệ thống thiết bị, công nghệ của công ty tương đối hiện đại, với hiện trạng máy móc thiết bị công nghệ vừa đầu tư như vậy thì công ty cần phải:

− Khai thác triệt để công suất của máy móc thiết bị hiện có, chủ động xây dựng có hiệu quả chế độ bảo dưỡng máy móc thiết bị để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng

− Nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân trực tiếp sản xuất để họ từng bước làm chủ công nghệ mới

− Công ty cần tiếp tục đầu tư cả về con người và kinh phí cho việc nghiên cứu các phương pháp sản xuất hiện đại, tìm ra các bí quyết trong sản xuất và xây dựng được hệ thống thông tin về công nghệ và khách hàng trên thị trường. Việc đổi mới cách thức quản lý máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ của công ty sẽ giúp quá trình vận hành được thông suốt, nếu có phát sinh thì nhờ có công tác dự báo và có lực lượng hỗ trợ nhanh chóng khắc phục, làm quá trình sản xuất không bị gián đoạn, nâng cao và ổn định chất lượng sản phẩm.

KẾT LUẬN

Hiện nay, vệ sinh an toàn thực phẩm đang là một vấn đề được xã hội rất quan tâm, do đó việc xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng cho các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm là việc cần làm để đảm bảo chất lượng cho các sản phẩm thực phẩm nói chung và sữa nói riêng. Đề tài chỉ rõ được hiệu quả của mô hình ISO 22000:2005 trong quản trị chất lượng để đáp ứng được nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn của người tiêu dùng. Đầu tư cho chất lượng là hướng đi đúng đắn và bền vững cho doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần xây dựng các mô hình quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo cho chất lượng sản phẩm - cốt lõi của sự phát triển trong tương lai.

Một phần của tài liệu Nhóm 12 QTCL 2053QMGM0911 GV đỗ thị ngọc (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w