Ví dụ: Công ty có chi nhánh nằm ở một tỉnh khác, mạng nội bộ được kết nối với nhau qua đường truyền serial 1.5Mbps. Do băng thông có hạn nên cần ưu tiên băng thông cho một số dịch vụ hoặc một số máy tính cụ thể. Ở đây ta ưu tiên cho máy Endpoint có địa chỉ IP: 192.168.20.100 được đảm bảo băng thông là 1000kbps đến máy MCU có địa chỉ IP: 192.168.10.100. Mô hình chi tiết như sau. Hệ thống sử dụng switch layer 3 – 3560 trở lên có khả năng cấu hình QoS như yêu cầu của bài toán.
Hình 2.13. Mô hình kết nối MCU và Endpoint
Ví dụ sẽ sử dụng phần mềm VMware để mô phỏng các host, tương tự các máy tính thật. Ta có 3 host như hình trên. Đầu tiên ta đặt gateway cho các interface trên router và đặt ip tĩnh cho các host như hình trên.
37
Hình 2.14. Phân loại
Ở đây ta dùng ACL để cho phép máy có ip 192.168.10.100 được truy cập mạng. Sau đó chia các lớp và phân loại bằng các class
Hình 2.15. Policing
Với ip thuộc ACL 10 ta sẽ set dscp là 41 còn lại là 42. Ở policy tiếp theo sẽ set cho những gói tin nào có gắn dscp là 41 sẽ có băng thông là 1000kbps.
Hình 2.16. Gán Policing vào Interface
Ta gán các policy vừa thiết lập vào các interface. Policy MCU nhằm mục đích phân loại máy có ip 192.168.10.100 sẽ đặt vào interface f0/0 theo chiều in. Policy QOSE1 sẽ đặt ở interface s1/0 theo chiều out để quản lý băng thông đi từ trong ra ngoài.
38
Hình 2.17. Thông số policy sau khi cấu hình
Tiếp theo ta sẽ kiểm tra xem hệ thống có hoạt động giống như cấu hình không. Kiểm tra bằng cách sử dụng gói tin ICMP được đồng thời gửi từ máy có địa chỉ ip: 192.168.20.200 (máy không được ưu tiên) tới máy MCU ip 192.168.10.100; và máy Endpoint có địa chỉ 192.168.20.100 tới máy MCU. Ta set tham số khi truyền tin ICMP là 50000kbps. Ta được kết quả như sau:
Hình 2.18. Ping từ máy 192.168.20.100
Hình 2.19. Ping từ máy 192.168.20.200
Máy có địa chỉ IP 192.168.20.200 do có độ ưu tiên thấp hơn nên đã bị giới hạn băng thông, phải mất gần như gấp đôi thời gian để truyền tới đích so với máy còn lại. Qua bài test trên có thể thấy QoS đã làm việc đúng như mong đợi.
39
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ 3.1. Nhận xét
3.1.1. Ưu điểm
Nhìn chung, với các thiết bị Switch hỗ trợ chuyển mạch trong hệ thống các mạng con ngày càng được chú trọng nhiều hơn vì đây là thành phần cốt lõi giúp hệ thống mạng con hoạt động hiệu quả. Switch layer 3 được thiết kế đảm bảo gói tin được đưa đến máy con theo đúng địa chỉ IP đã cài đặt, mạng tính bảo mật và có khả năng quản lý hơn Switch layer 2.
Việc đưa ra kỹ thuật chuyển mạch tầng layer 3 trong môn hình OSI là một bước đột phá, đây được xem là một dạng đơn giản của Router, không cổng kết nối Internet nhằm mạng lại hiệu suất cao trong việc truyền tín hiệu cho các mạng nội bộ.
Với hệ thống sử dụng Switch layer 3, giúp chúng ta cân bằng dữ liệu trong hệ thống mạng con, đồng thời nó cũng được cung cấp khả năng phụ hồi và sửa lỗi thông qua cài đặt cấu hình thiết bị. Như mình họa về thiết kế sử dụng 2 dạng Switch hỗ trợ trong hệ thống mạng nội bộ của công ty, chúng ta thấy được những tiện ích sẵn có của Switch layer 3.
Tóm lại, Switch layer 3 đã mạng lại những lợi ích trong hệ thống mạng nội bộ, gồm những yếu tố sau:
− Chuyển tiếp các gói tin tốc độ cao thông qua việc cải tiến Switch
thông thường với bộ định tuyến đã làm cho việc gửi các gói tin nhanh chóng hơn.
− Kỹ thuật thiết kế theo chuẩn chung sẽ giúp hạn chế việc không tương
thích giữa các thiết bị với nhau.
− Khi với nhu cầu kết nối càng nhiều hơn thì khả năng mở rộng hệ
thống mạng con trong tương lai là một điều cần thiết mà Swtich layer 3 có thể hỗ trợ thông qua tạo các VLAN
− Với khả năng điều khiển và quản lý hệ thống mạng, Switch layer 3
giúp bảo vệ và duy trì hệ thống mạng con hoạt động tốt thông qua điều chỉnh lưu lượng.
40
− Một yếu tố không thể thiếu trong việc xây dựng hệ thống mạng là chi
phí, như trong thiết kế chương 3, việc đầu tư Switch layer 3 giúp cho tiết kiệm chi phí cho toàn hệ thống thay vì phải mua nhiều Router để làm thiết bị định tuyến và quản lý trong hệ thống các mạng con.
3.1.2. Hạn chế
Tuy nhiên, hầu hết những ưu điểm của Switch layer 3 đều là về kỹ thuật. Nếu chúng ta so sánh giữa một Switch thông thường và Switch định tuyến thì giá cả là một vấn đề. Sự chênh lệch giá gấp 2, 3 lần so với Switch thông thường đòi hỏi khi thiết kế và xây dưng hệ thông mạng nội bộ, người quản trị phải tính toán chi phí cho phù hợp.
Trong bài báo cáo này, tác giả cũng chỉ sử dụng mô phỏng giả lập trên GNS3 và Packet Tracer để chạy Switch layer 3, đó là một điều hạn chế vì chi phí khi sử dụng một thiết bị chuyển mạch như vậy là khá đắt trên thực tế. Do là phần mềm giả lập nên khá nhiều tính năng của Switch Layer 3 bị hạn chế và không thể mô phỏng, đôi khi còn xảy ra một số lỗi.
3.2. Hướng phát triển
Từ những ưu điểm của Switch layer 3 đã nêu ở trên, nếu bỏ qua vấn đề giả cả của thiết bị. Chúng ta có thể thay thế hệ thống các Switch thông thường bằng Switch layer 3 để tăng khả năng mở rộng và quản lý. Đồng thời điều này cũng giúp cho hệ thống hoạt động nhanh hơn và đạt hiệu quả hơn
Hiện nay trên thị trường cũng đã xuất hiện những dòng Switch mới, tối ưu trong công việc truyền dữ liệu và tích hợp nhiều tính năng hơn cho nhu cầu quản trị hệ thống mạng. Việc chọn lựa thiết bị này phụ thuộc vào tính toán chi phí và khả năng mở rộng của hệ thống trong tương lai.
41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Phiên, 2012, đề tài Nghiên cứu, áp dụng về chuyễn mạch nhãn
đa giao thức (MPLS) trong mạng viễn thông Việt Nam, ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội.
2. Đỗ Thị Thanh Huyền, 2009, đề tài Nghiên cứu chất lượng dịch vụ trong
mạng MPLS/VPN, ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội.
3. Trần Văn Khải, 2013, đề tài Kỹ thuật lưu lượng MPLS và ứng dụng trong
mạng VNPT, Học viện công nghệ bưu chính viễn thông
4. Nguyễn Thị Huỳnh Trang, 2008, đề tài Công nghệ MPLS và ứng dụng trong
mạng VPN, ĐH Bách Khoa Hà Nội.
5. Configure InterVLAN Routing on Layer 3 Switches, 2016, Cisco
6. Configuring InterVLAN Routing with Catalyst 3750/3560/3550 Series
Switches, 2014, Cisco
7. Creating Ethernet VLANs on Catalyst Switches, 2014, Cisco
8. Multiprotocol Label Switching (MPLS) on Cisco Routers, 2002, Cisco
9. MPLS Basic MPLS Configuration Guide, 2013, Cisco